Skip to Content
BAN DÂN TỘC

TỈNH QUẢNG NGÃI

Báo cáo tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về chuyển đổi số

14/04/2023 09:53    88

Theo đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Công văn số 560/STTTT-BCVT&CNTT ngày 07/4/2023 về việc báo cáo tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về chuyển đổi số, Ban Dân tộc tỉnh báo cáo như sau:

I. THỰC TRẠNG BAN HÀNH CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ

Ban Dân tộc tỉnh đã triển khai đầy đủ, kịp thời các thể chế chính sách, pháp luật chuyển đổi số của Trung ương và tỉnh xây dựng, thực thi (Các Nghị quyết, Quyết định, văn bản của HĐND và UBND các tỉnh).

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ CĐS

1. Tư duy, nhận thức về chuyển đổi số

Lãnh đạo và cán bộ công chức của Ban Dân tộc tỉnh luôn quan tâm tìm hiểu, nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số và tuân thủ quy trình chuyển đổi số của cơ quan. Trong năm 2022 đã có 01 Lãnh đạo Ban, 02 công chức tham gia học tập lớp nhận thức về chuyển đổi số.

2. Công tác lãnh đạo, điều hành thực thi chính sách, pháp luật

Ban Dân tộc tỉnh đã phân công 01 công chức tham mưu, theo dõi về công tác chuyển đổi số. Công tác chuyển đổi số luôn được chỉ đạo và thực hiện kịp thời.

3. Nguồn lực chuyển đổi số (từ 2020 đến 2023)

Tổng kinh phí đã thực hiện từ năm 2020 đến năm 2022 là 676,160 triệu đồng từ nguồn ngân sách tỉnh.

4. Kết quả thực hiện 03 trụ cột chuyển đổi số

4.1. Phát triển Chính phủ Số/Chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực
hoạt động

4.1.1. Dịch vụ công trực tuyến:

Hiện nay có 02 thủ tục hành chính do Ban Dân tộc tỉnh tham mưu, theo dõi được triển khai trên Cổng Dịch vụ công quốc gia: Thủ tục công nhận và đưa ra khỏi danh sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.

4.1.2. Hiện đại hóa hành chính

- Hệ thống xử lý văn bản qua hệ thống phần mềm iOffice được thông suốt từ lãnh đạo đến 100% các phòng và chuyên viên. 100%  văn bản đến, đi của Ban Dân tộc đều được xử lý qua hệ thống phần mềm quản lý văn bản.

Tất cả văn bản đến, đi đều được thực hiện và xử lý qua hệ thống phần mềm xử lý văn bản.

- Tổ chức và tham gia các buổi họp trực tuyến từ Trung ương đến địa phương.

- Công tác gửi, nhận văn bản điện tử trên Hệ thống quản lý và điều hành văn bản dùng chung cho tỉnh tiếp tục được đảm bảo và duy trì xuyên suốt.

5. Một số tồn tại, hạn chế, khó khăn

- Hiện nay, công chức phụ trách công nghệ thông tin của Ban Dân tộc tỉnh thực hiện kiêm nhiệm, không có chuyên môn về công nghệ thông tin nên gặp khó khăn nhất định khi triển khai nhiệm vụ.

- Nguồn lực ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế; nhiều máy tính của Ban đã xuống cấp, cấu hình không đảm bảo  cho công tác chuyển đổi số; hệ thống dây mạng internet được lắp đặt trên 15 năm đến nay đã xuống cấp, hư hỏng, thường xuyên mất kết nối, không đảm bảo cho hoạt động của cơ quan…

- Năng lực khai thác và sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin của một số công chức còn hạn chế.

III. Các kiến nghị, đề xuất

Sở Thông tin và Truyền thông có kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức; khảo sát, khắc phục hệ thống dây mạng internet của cơ quan đảm bảo vận hành đúng quy định; xem xét bố trí kinh phí trang bị mới máy tính trong năm 2023 để phục vụ công tác phát  triển  chuyển  đổi  số theo  Công  văn  số 168/STTTT-BCVT&CNTT  ngày 09/02/2023.

Trên đây là nội dung báo cáo tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về chuyển đổi số, Ban Dân tộc tỉnh báo cáo Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp./.

Visitor Statistic

Currently Online: 2051

Total Visit: 4624530