Hiển thị bài viết tin tức Hiển thị bài viết tin tức

Vị trí chức năng của các phòng thuộc Ban:

A. Văn phòng Ban

I. Vị trí, chức năng

Văn phòng là phòng thuộc Ban Dân tộc tỉnh (gọi tắt là Văn phòng Ban), có chức năng tham mưu Trưởng ban tổ chức thực hiện: công tác tổ chức, cán bộ; tổng hợp, thống kê và báo cáo; ứng dụng công nghệ thông tin; thi đua, khen thưởng, kỷ luật; hành chính, quản trị; văn thư, lưu trữ; quản lý tài sản, cơ sở vật chất, kế toán, tài chính; an ninh, trật tự; cải cách hành chính; hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO theo quy định.

II. Nhiệm vụ

Tham mưu, giúp Trưởng ban và Lãnh đạo Ban thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Về công tác tổ chức cán bộ:

a) Xây dựng các đề án, chương trình, kế hoạch, quyết định, nội quy, quy chế về công tác tổ chức cán bộ; theo dõi, nhận xét, đánh giá công chức và người lao động hàng năm theo quy định; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; tuyển dụng, tiếp nhận, sử dụng công chức, ký kết hợp đồng lao động; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển; xếp lương, nâng lương; kê khai tài sản, thu nhập; nghỉ hưu và các quy định khác về công tác cán bộ thuộc thẩm quyền của Trưởng ban;

b) Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm; xây dựng quy chế làm việc; quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ các phòng thuộc Ban, phân công nhiệm vụ lãnh đạo Ban; xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm và tổ chức thực hiện kế hoạch biên chế theo quy định;

c) Tổ chức thực hiện quản lý hồ sơ, tài liệu lưu trữ chung và hồ sơ lý lịch công chức, người lao động thuộc Ban; thực hiện công tác bảo mật và bảo vệ chính trị nội bộ.

2. Về công tác tổng hợp, thống kê, báo cáo

a) Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác trọng tâm hàng tuần, tháng, quý, năm của cơ quan; theo dõi, đôn đốc các phòng thực hiện nhiệm vụ được giao theo chương trình, kế hoạch ban hành;

b) Ghi biên bản các ý kiến các cuộc họp cơ quan, thể chế các ý kiến kết luận của người chủ trì thành văn bản kết luận cuộc họp; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện ý kiến kết luận và các nhiệm vụ được Lãnh đạo Ban giao cho các phòng;

c) Tổng hợp, thống kê, báo cáo các nhiệm vụ chung của Ban.

3. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng

a) Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong việc thực hiện nhiệm vụ đối với công chức, người lao động tại cơ quan;

b) Khen thưởng và đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng các tập thể và cá nhân tiêu biểu xuất sắc: trong công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc; trong lao động sản xuất, xóa đói, giảm nghèo và liên quan đến công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Sở Giáo dục tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức biểu dương, tuyên dương giáo viên, học sinh, sinh viên tiêu biểu, suấ sác là người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

4. Công tác hành chính, quản trị:

a) Chuẩn bị các điều kiện liên quan tổ chức phục vụ đại hội, hội nghị, hội họp, tiếp khách trong và ngoài tỉnh; định kỳ tham mưu tổ chức Đại hội đại biểu các dân tọc thiểu số các cấp của tỉnh;

b) Quản lý và đảm bảo cơ sở vật chất, tài sản, phương tiện đi lại, trang thiết bị và điều kiện làm việc của cơ quan; điều động xe ô tô phục vụ nhiệm vụ chung của cơ quan; cấp Giấy đi đường cho công chức khi có kế hoạch, yêu cầu đi công tác được phê duyệt;

c) Trực tiếp phân công công chức, người lao động trực các ngày nghỉ Lễ, Tết; tổ chức thăm hỏi công chức và gia đình, người thân công chức, người lao động thuộc Ban qua đời hoặc ốm đau nằm viện theo quy định;

d) Triển khai thực hiện công tác an ninh trật tự; phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan liên quan về công tác quân sự, dân quân tự vệ; phòng cháy, chữa cháy; phòng chống thiên tai, bảo vệ an ninh trật tự, vệ sinh môi trường của Ban;

đ) Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý nhà nước; xây dựng cơ sở dữ liệu, vận hành hệ thống máy tính, Trang thông tin điện tử của Ban.

5. Thực hiện hợp tác quốc tế về công tác dân tộc và các lĩnh vực được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

6. Công tác văn thư, lưu trữ:

a) Là đầu mối tiếp nhận, xử lý, phân loại, chuyển phát các văn bản đi, đến, thực hiện in ấn, sao chụp và phát hành các văn bản; quản lý, sử dụng con dấu của Ban theo quy định;

b) Xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ tài liệu cơ quan theo quy định của pháp luật về lưu trữ;

c) Thực hiện công tác cung cấp thông tin, tài liệu, thực hiện các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước trong cơ quan.

7. Công tác cải cách hành chính

a) Thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính; tham mưu thực hiện công tác cải cách hành chính; thực hiện cơ chế một cửa của cơ quan; xây dựng chương trình, kế hoạch, theo dõi, kiểm tra, lập báo cáo về tình hình thực hiện công tác cải cách hành chính chung của Ban;

b) Thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật tại Ban;

c) Thực hiện việc niêm yết, công khai tại cơ quan và trên phương tiện thông tin và trang thông tin điện tử thành phần của Ban về các thủ tục hành chính theo quy định;

d) Xây dựng, quản lý, duy trì việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO tại Ban.

8. Công tác kế toán, tài chính

a) Chủ trì, phối hợp với các phòng thuộc Ban tham mưu xây dưng dự toán thu, chi, quyết toán tài chính kinh phí giao cho Ban thực hiện; tham mưu và chịu trách nhiệm hướng dẫn, thẩm định, quyết toán tài chính của các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch … thuộc Ban Dân tộc quản lý theo đúng quy định của Nhà nước;

c) Trực tiếp báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình và kết quả sử dụng kinh phí được giao do Ban Dân tộc tỉnh thực hiện;

d) Công khai dự toán, quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.

9. Ngoài các nhiệm vụ nêu trên, Văn phòng có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban giao.

B. Phòng Chính sách Dân tộc 

I. Vị trí, chức năng

Phòng Chính sách Dân tộc là phòng chuyên môn thuộc Ban Dân tộc tỉnh, có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Ban thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh theo quy định pháp luật và thực hiện nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Ban giao.

II. Nhiệm vụ

Tham mưu Lãnh đạo Ban thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Dự thảo các loại văn bản về chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn về lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh; về kế hoạch triển khai chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh theo quy định của cơ quan có thẩm quyền; biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh;

2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về công tác dân tộc đã được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt;

3. Tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, đề án, dự án do Ủy ban Dân tộc chủ trì, quản lý, chỉ đạo; các chính sách, đề án, công tác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao; theo dõi, tổng hợp, kiểm tra, sơ kết, tổng kết và đánh giá việc thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc ở địa phương; tham mưu, đề xuất các chủ trương, biện pháp để giải quyết công tác xóa đói, giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số và công tác khác liên quan đến chính sách dân tộc, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh;

4. Tổ chức tiếp đón, thăm hỏi, giải quyết các nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số theo chế độ chính sách và quy định của pháp luật;

5. Phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh xác định xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo trình độ phát triển; các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù; quyết định công nhận, bổ sung hoặc đưa ra khỏi danh sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số đúng trình tự, thủ tục theo các quy định hiện hành;

6. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác dân tộc đối với Phòng Dân tộc cấp huyện và công chức được bố trí làm công tác dân tộc đối với các huyện chưa đủ điều kiện thành lập Phòng Dân tộc và công chức giúp Ủy ban nhân dân xã;

7. Tham gia, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan thẩm định các dự án, đề án do các Sở, ban, ngành và các cơ quan, tổ chức xây dựng có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác dân tộc và đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh;

8. Phối hợp với Sở Nôi vụ và các đơn vị có liên quan: thực hiện quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ công chức, viên chức dân tộc thiểu số làm việc tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, UBND huyện và công chức là người dân tộc thiểu số làm việc tại Ủy ban nhân dân cấp xã, bảo đảm hợp lý cơ cấu tỷ lệ thành phần dân tộc trên địa bàn; xây dựng và tổ chức thực hiện đề án ưu tiên tuyển dụng sinh viên dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng vào làm việc tại cơ quan nhà nước ở địa phương;

9. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan trong việc cử tuyển học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dân tộc nội trú theo quy định;

10. Ký kết các chương trình, kế hoạch phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa Ban Dân tộc tỉnh với các UBMTTQVN tỉnh và Sở, ban, ngành, các đoàn thể có liên quan trong lĩnh vực công tác dân tộc, chính sách dân tộc;

11. Thực hiện hợp tác quốc tế về công tác dân tộc và các lĩnh vực được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi liên quan đến chính sách dân tộc; tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong công tác chuyên môn của ngành;

12. Thực hiện nhiệm vụ về công tác nhân quyền;

13. Báo cáo thường xuyên và định tình hình và kết quả thực hiện công tác dân tộc, các chương trình, chính sách liên quan đến công tác dân tộc và miền núi của tỉnh theo quy định; Báo cáo thống kê công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh cho Ủy ban dân tộc, Ủy ban nhân dân tỉnh;

14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo ban giao.

C. Thanh tra Ban:

I. Vị trí, chức năng

1. Thanh tra Ban Dân tộc tỉnh (gọi tắt là Thanh tra Ban) là một phòng thuộc Ban, có chức năng tham mưu, giúp Trưởng ban thực hiện công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực công tác dân tộc; tham mưu công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, công tác pháp chế và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

2. Thanh tra Ban có con dấu và tài khoản riêng.

II. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Ban

Tham mưu thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra theo quy định của Luật thanh tra

a) Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Trưởng ban phê duyệt;

b) Thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ chấp hành quy định của pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ban Dân tộc tỉnh và thanh tra vụ việc khác do Trưởng ban giao;

c) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Trưởng ban, Thanh tra Ban;

d) Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

đ) Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

e) Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ban trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra;

g) Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Ban.

2. Công tác pháp chế

a) Chủ trì hoặc tham gia phối hợp với các phòng giúp Lãnh đạo Ban lập đề nghị, xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Trưởng ban; giúp Trưởng ban góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan khác gửi lấy ý kiến;

b) Tham mưu quán triệt, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật đến địa phương và công chức cơ quan theo quy định nhiệm vụ của Ban;

c) Chủ trì, phối hợp với các phòng liên quan thường xuyên rà soát, định kỳ hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật; theo dõi, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật, trong phạm vi lĩnh vực quản lý ngành;

d)  Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn, hàng năm trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành  trình Thủ trưởng cơ quan và tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật theo kế hoạch phê duyệt; tham mưu kiểm tra, tổng kết, báo cáo tình hình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Ban Dân tộc tỉnh;

e) Tham mưu Trưởng ban thực hiện công tác kiểm tra theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật;

d) Tham mưu xây dựng báo cáo định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc đột xuất về kết quả thực hiện công tác pháp chế.

3. Công tác tuyên truyền và địa bàn,

a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện truyền đạt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực công tác dân tộc và chính sách dân tộc cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh theo quy định của pháp luật;

b) Theo dõi, tổng hợp, báo cáo thực hiện cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho các đối tượng ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của các cơ quan thẩm quyền;

c) Theo dõi địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi để nắm bắt các thông tin, tình hình về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; phòng chống mại dâm, ma túy, buôn bán người; lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. Tiếp nhận những kiến nghị của công dân liên quan đến dân tộc, thành phần dân tộc, tên gọi, phong tục, tập quán các dân tộc thiểu số, xem xét giải quyết hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Vận động đồng bào bảo tồn, giữ gìn và phát huy văn hóa, truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

4. Thực hiện công tác dân vận chính quyền, dân chủ cơ sở; phối hợp thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh niên, chiến lược phát triển gia đình,

5. Thực hiện nhiệm vụ các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Ban giao.