Truy cập nội dung luôn
BAN DÂN TỘC

TỈNH QUẢNG NGÃI

​Ba Tơ: Hội nghị sơ kết thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống năm 2019

05/03/2020 08:19    333

Chiều nay ngày 05/3/2020, tại Hội trường cơ quan quân sự huyện Ba Tơ, Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Tơ (Đề án) tổ chức Hội nghị Sơ kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án năm 2019 và triển khai nhiệm vụ, giải pháp trong năm 2020. Ông Lữ Đình Tích, Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có: Thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án huyện; Bí thư Đoàn trường Trung học Phổ thông Ba Tơ và Phạm Kiệt; lãnh đạo UBND, Cán bộ phụ trách công tác tảo hôn của 19 xã, thị trấn và đại biểu là Người có uy tín, Trưởng thôn.

                                                               

 

              2A2_Ông Dũng phát dcdfbiểu.jpg   Ông Phạm Văn Dũng, Trưởng phòng Dân tộc huyện, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo đọc báo cáo  

Tại Hội nghị, ông Phạm Văn Dũng, huyện ủy viên, Trưởng phòng Dân tộc huyện, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án đã báo cáo tình hình kết quả thực hiện năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2020. Báo cáo nêu rõ: Ba Tơ là huyện vùng cao nằm về phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ngãi, dân số toàn huyện đến cuối năm 2019 có 16.842 hộ với 60.968 khẩu, trong đó: Dân tộc Hrê có 14.121 hộ với 50.696 khẩu, chiếm trên 83%; dân tộc Kinh có 2.619 hộ với 9.536 khẩu, chiếm 16,15%; các dân tộc thiểu số khác, như: Gia Rai, Ê Đê, Xà Rá, Ca Dong, Cor, Mường, Tày, Thái…. có 87 người, chiếm 0,16%. Đến cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo còn 22%, trong đó tỷ lệ hộ DTTS nghèo chiếm 68% tổng số hộ nghèo; tỷ lệ hộ tái nghèo chiếm 0,15%. Huyện có địa hình phức tạp, diện tích tự nhiên rộng lớn, dân cư thưa thớt, phân bổ không đều, núi non hiểm trở, đường sá đi lại khó khăn, nhất là mùa mưa lũ. Nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông, lâm nghiệp, trình độ dân trí còn thấp, cơ sở hạ tầng còn khó khăn; còn xảy ra các tập tục lạc hậu như: Nghi kỵ đồ độc, ma chay cúng bái; đời sống vật chất, tinh thần của người đồng bào DTTS còn gặp nhiều khó khăn.

 

Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận, các hội đoàn thể và Nhân dân đồng lòng chung sức tuyên truyền và nhận thức rằng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống là hành vi vi phạm pháp luật và những hệ lụy, tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Vì vậy, năm 2019 trên địa bàn huyện chỉ còn 33 trường hợp tảo hôn, giảm so với năm 2018 là 39 trường hợp (giảm hơn 54%; năm 2018 toàn huyện có 72 trường hợp tảo hôn) không còn tình trạng hôn nhân cận huyết thống. Năm 2019 toàn huyện có 459 cặp đăng ký kết hôn đúng độ tuổi; như vậy tỉ lệ tảo hôn trên địa bàn huyện là 6,71% (33/(33+459). Kết quả này, thể hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo được quan tâm, xuyên suốt đến tận cơ sở và các hoạt động thực hiện Đề án là thiết thực và triển khai có hiệu quả.

 

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo được quan tâm, xuyên suốt

 

UBND huyện và BCĐ thực hiện đề án huyện đã tổ chức quán triệt các nội dung văn bản đến UBND các xã, thị trấn; UBND các xã, thị trấn cũng đã quán triệt đến người dân biết về nội dung Đề án: Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025” (Đề án); Quyết định số 2001/QĐ-UBND ngày 06/11/2015 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020”; Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 30/11/2016 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, giới tính, ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 01-NQ/HU ngày 14/7/2017 của Huyện ủy Ba Tơ về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác ngăn chặn, đẩy lùi các phong tục, tập quán lạc hậu trên địa bàn huyện; các văn bản hướng dẫn của Ban Dân tộc; các văn bản chỉ đạo của UBND huyện như: Quyết định số 1447/QĐ-UBND ngày 17/7/2019 của Chủ tịch UBND huyện về việc phê duyện Kế hoạch và dự toán chi tiết thực hiện Đề án năm 2019; Công văn số 03/BCĐ ngày 24/01/2019 của Trưởng Ban chỉ đạo về việc xây dựng Kế hoạch tặng cường chỉ đạo công tác thực hiện Đề án; Quyết định số 04/QĐ-BCĐ ngày 13/3/2019 của Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện đề án về phê duyệt Kế hoạch Mô hình đểm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Ba Dinh và xã Ba Xa, giai đoạn 2019-2020; Kế hoạch số 08/KH-BCĐ ngày 29/10/2019 của Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện đề án về việc kiểm tra thực hiện Đề án và UBND huyện đã kịp thời kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án.

  3A3_Ba Tơ tdfdfổ chức tập huấn.jpg  Huyện Ba Tơ thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao nhận thức  

Công tác kiểm tra luôn được quan tâm

Ban Chỉ đạo đã ban hành Kế hoạch kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện Đề án và Mô hình điểm tại UBND xã Ba Dinh và UBND xã Ba Xa. Các mô hình điểm đã cụ thể hóa các văn bản của tỉnh và huyện, như: xây dựng kế hoạch hoạt động, thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ tư vấn, Quy chế hoạt động của các ban. Tổ chức triển khai 6 hoạt động tại Quyết định số 1447/QĐ-UBND ngày 17/7/2019 của Chủ tịch UBND huyện về việc phê duyện Kế hoạch và dự toán chi tiết thực hiện Đề án năm 2019.

 

Một số hoạt động thiết thực và hiệu quả cần nhân rộng

 

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở được thường xuyên và kịp thời; các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các hoạt động truyền thông sân khấu hóa và các hình ảnh như Pa nô, áp phích, tờ rơi, các bản tin liên quan đến nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống,... đã góp phần tác động trực quan nhằm giúp cho người dân nâng cao nhận thức; đặc biệt là các hộ dân thực hiện chưa tốt việc phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

  4A4_Ban Dân tộc dfdfphối hợp với UBND huyện Ba Tơ tổ chức HN tập huấn.jpg  Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với UBND huyện Ba Tơ tổ chức tập huấn   

Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức 05 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật liên quan đến Luật Hôn nhân và gia đình, các chính sách kế hoạch hóa gia đình; kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật về hôn nhân và gia đình trong đồng bào DTTS, bồi dưỡng kiến thức về Đề án tại huyện cho hơn 465 người; cấp phát hơn 60 cuốn sổ tay hỏi đáp, sổ ghi chép Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới; xây dựng 10 pano áp phích có nội dung liên quan đến Đề án tại các xã Ba Nam, Ba Dinh, Ba Trang, Ba Vì, Ba Bích, Ba Vinh, Ba Tiêu, Ba Giang, Ba Xa và Trường Trung học cơ sở Dân tộc Nội trú huyện.

 

Tổ chức 02 Hội tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa về cơ sở với chủ đề: “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số” tại 07 thôn của các xã: Ba Điền, Ba Lế, Ba Tô, Ba Dinh, Ba Thành, Ba Tiêu và xã Ba Xa và Hội thi sân khấu hóa tại Nhà văn hóa xã Ba Vì, gồm 07 xã khu Tây của huyện. Tổ chức chiếu phim lưu động lồng ghép tuyên truyền về thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống bằng tiếng kinh, tiếng Hre phục vụ tại 07 xã.

Nguyên nhân, tồn tại cần khắc phục trong thời gian đến

Tuy nhiên, ảnh hưởng của phong tục, tập quán lạc hậu, những tập tục như hứa hôn vẫn còn tồn tại; trình độ dân trí và nhận thức pháp luật về hôn nhân và gia đình của người dân còn hạn chế, nhất là tư tưởng cho con có vợ, có chồng sớm để khỏi gánh nặng cha mẹ; sự thiếu quan tâm, buông lỏng quản lý, giáo dục con em của các bậc cha mẹ; nhất là các bậc phụ huynh do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn phải đi xa để làm ăn; có nơi, có lúc việc tuyên truyền chưa được thường xuyên, quan tâm đúng mức; các vi phạm chưa được xử lý nghiêm minh, thiếu kiên quyết; một bộ phận trẻ vị thành niên có lối sống buông thả, đua đòi và yêu đương sớm dẫn đến có thai ngoài ý muốn của bản thân và gia đình.

Mục tiêu năm 2020

 

Phấn đấu giảm tỷ lệ tảo hôn từ 20-30% so với năm 2019. Không có trường hợp hôn nhân cận huyết thống xảy ra trên địa bàn huyện.

Mở rộng đối tượng, hình thức tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho đồng bào về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện nhằm góp phần ngăn chặn, đẩy lùi, khắc phục các tệ nạn nhất là tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Nâng cao năng lực cho đội ngũ tuyên truyền viên, công chức Tư pháp - Hộ tịch, công chức văn hóa xã hội ở cơ sở trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Nhân rộng mô hình, thực hiện lan tỏa những kết quả đạt được của mô hình sang các xã trên địa bàn huyện thông qua hoạt động truyền thông.Xây dựng và triển khai Mô hình thí điểm, cung cấp tài liệu, viết tin bàn, tranh cổ động, xây dựng panô, áp phích, truyên truyền xe thông tin lưu động; lồng ghép nội dung phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống nhằm ngăn ngừa, đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

 

5A5_Ông Lữ Đìnhdfdf Tích.jpg Ông Lữ Đình Tích, HUV, PCT UBND huyện, Trưởng Ban chỉ đạo phát biểu bế mạc Hội nghị  

Ông Lữ Đình Tích, Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì Hội nghị đã biểu dương các các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và người có uy tín đã thường xuyên thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động Nhân dân trên địa bàn nâng cao hiểu biết, nhận thức và chuyển đổi hành vi thích hợp cho các nhóm đối tượng về các nội dung chính của Luật hôn nhân và gia đình; các nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình; Hậu quả của tảo hôn, kết hôn cận huyết thống; quyền, trách nhiệm và lợi ích trong thực hiện Luật hôn nhân và gia đình và tăng cường các hoạt động can thiệp nhằm làm giảm tỷ lệ tảo hôn, không còn hôn nhân cận huyết thống; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Đề án; xử lý nghiêm các trường hợp tảo hôn. Trong thời gian đến để đạt được các chi tiêu cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, công chức, đảng viên và Nhân dân; nâng cao vai trò lãnh đạo, kiểm tra, giám sát của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và phát huy vai trò của Mặt trận, các hội đoàn thể; xây dựng mô hình, nêu gương người tốt; tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án và thực hiện nghiêm túc chế độ hội nghị sơ kết, báo cáo theo quy định./.

                                                                               Hoài Châu

                                                                                               

Tin liên quan

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 564

Tổng số lượt xem: 4581899