Truy cập nội dung luôn
BAN DÂN TỘC

TỈNH QUẢNG NGÃI

Quảng Ngãi: Ba Tơ tập trung công tác tuyên truyên, vận động đồng bào DTTS thực hiện Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

21/12/2020 20:39    703

Huyện Ba Tơ thường xuyên phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tập huấn nâng cao kiến thức cho cộng động để triển khai thực hiện Đề án ngày cầng có hiệu quả

Ba Tơ tập trung công tác tuyên truyên, vận động đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025” theo Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án) 5 năm qua đạt được nhiều kết quả.

 

 
 
Đặc điểm tình hình
Ba Tơ là huyện vùng cao được thụ hưởng Chương trình giảm nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, có 19 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 18 xã và 01 thị trấn) với 85 thôn và 08 Tổ dân phố. Đến cuối năm 2020, có 16.842 hộ với 60.968 khẩu, có 2 dân tộc chủ yếu là dân tộc Hrê và dân tộc Kinh có nguồn gốc lịch sử lâu đời (trong đó: Dân tộc Hrê có 14.121 hộ với 50.696 khẩu, chiếm trên 84,%; dân tộc Kinh có 2.619 hộ với 9.536 khẩu, chiếm 15,84%; các dân tộc thiểu số khác, như: Gia Rai, Ê Đê, Xà Rá, Ca Dong, Co, Mường, Tày, Thái…. có hơn 87 người, chiếm 0,16%). 
Đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 22%, trong đó tỷ lệ hộ DTTS nghèo chiếm 68% tổng số hộ nghèo; tỷ lệ hộ tái nghèo chiếm 0,15%; 01 xã đạt chuẩn nông thôn; đạt từ 15-18 tiêu chí: có 01 xã; đạt từ 10-14 tiêu chí: có 06 xã; đạt từ 05-09 tiêu chí: có 11 xã; tỷ lệ xã có điện lưới quốc gia đạt 100%; tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã đạt 100%.
Ba Tơ là huyện có địa hình phức tạp, diện tích tự nhiên rộng lớn, dân cư thưa thớt, phân bổ không đều, núi non hiểm trở, đường sá đi lại khó khăn, nhất là mùa mưa lũ. Nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông, lâm nghiệp, trình độ dân trí còn hạn chế, cơ sở hạ tầng còn khó khăn, thiên tai xảy ra liên tục, tình hình dịch bệnh ở cây trồng, vật nuôi còn xảy ra, tập tục lạc hậu như: Nghi kỵ đồ độc, ma chay cúng bái, tình trạng tảo hôn trên địa bàn huyện vẫn còn diễn ra, tỷ lệ hộ nghèo cao. 

 

Ba Tơ thường xuyên chủ trì, phối hợp tổ chức Hội thi sân khấu hóa để tuyên truyền thực hiện Đề án
Thuận lợi, khó khăn tác động đến thực hiện Đề án
Thuận lợi: Trong 5 năm qua dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của Ban Thường vụ Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo điều hành kịp thời cùng với sự nỗ lực quyết tâm của các ngành, các địa phương và Nhân dân trong huyện đã tổ chức thực hiện các chương trình, dự án vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện một cách có hiệu quả; kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS ổn định, có mức tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu cơ bản đạt và vượt kế hoạch; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân vùng đồng bào DTTS được cải thiện, bộ mặt nông thôn, miền núi ngày càng khởi sắc; quyền làm chủ của Nhân dân được tăng cường, mở rộng; các chương trình chính sách an sinh xã hội được quan tâm và đạt được kết quả tích cực.
Khó khăn:
Trình độ dân trí còn thấp, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ở vùng đồng bào dân tộc khó khăn, vùng xa vẫn còn lạc hậu, nước phục vụ sản xuất nông nghiệp còn thiếu nhất là vào mùa hè; sự bùng phát của đại dịch bệnh Covid-19, bệnh bạch hầu ở người xảy ra trong năm 2020 đã làm cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân lo lắng, đời sống đồng bào DTTS khó khăn, càng gặp khó khăn hơn.
Kết quả sau 05 năm thực hiện Đề án
Năm 2016: có 161 người tảo hôn (Nữ chưa đủ 18 tuổi mà lấy chồng thì gọi là tảo hôn, Nam chưa đủ 20 tuổi mà lấy vợ thì gọi là tảo hôn…); năm 2017: có 137 người tảo hôn; năm 2018: có 72 người tảo hôn; năm 2019: có 33 người tảo hôn và năm 2020: có 87 người tảo hôn. Như vậy, nhờ có thực hiện quyết liệt đồng bộ các giải pháp để thực hiện Đề án mà năm sau số người tảo hôn năm sau tấp hơn năm trước. Tuy nhiên, đến năm 2020, số người tảo hôn tăng cao hơn năm 2019 là do học sinh phải nghỉ học để thực hiện giản cách xã hội.
Nguyên nhân thường gặp ở các cặp tảo hôn
Ảnh hưởng của phong tục, tập quán lạc hậu, những tập tục như hứa hôn vẫn còn tồn tại;
Sự thiếu quan tâm, buông lỏng quản lý, giáo dục con em của các bậc cha mẹ; nhất là các bậc phụ huynh do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn phải đi làm ăn xa; trình độ dân trí và nhận thức pháp luật về hôn nhân và gia đình của người dân còn hạn chế, nhất là tư tưởng cho con có vợ, có chồng sớm để khỏi gánh nặng cha mẹ;
Sự phát triển của công nghệ thông tin cũng đem lại những tác hại tiêu cực đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ vị thành niên, một bộ phận không nhỏ trẻ vị thành niên có lối sống buông thả, đua đòi và yêu đương sớm dẫn đến có thai ngoài ý muốn của bản thân và gia đình;
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tại địa phương, trường học còn hạn chế. Công tác giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên chưa được quan tâm đúng mức; sự can thiệp từ phía chính quyền địa phương đối với các trường hợp tảo hôn chưa mạnh mẽ, thiếu kiên quyết và năm 2020 thời gian nghỉ học kéo dài để tránh đại dịch Covid-19.
Công tác đăng ký kết hôn và quản lý hộ tịch, hộ khẩu còn gặp nhiều khó khăn; công chức Tư pháp - Hộ tịch xã chưa nắm kịp thời, chính xác về tình hình tảo hôn tại địa phương.
Bài học kinh nghiệm
1. Huyện ủy, các cấp ủy Đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo
Huyện ủy Ba Tơ ban hành Nghị về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác ngăn chặn, đẩy lùi các phong tục, tập quán lạc hậu trên địa bàn huyện và triển khai Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 30/11/2016 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, giới tính, ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
2. Chính quyền tập trung, quyết liệt tổ chức thực hiện
UBND huyện ban hành Kế hoạch 5 năm, hằng năm; ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo, Công văn chỉ đạo các cấp các ngành trong huyện triển khai thực hiện.
UBND huyện giao phòng Dân tộc (làm cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo) chủ trì, tham mưu xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án; hướng dẫn tổ chức quán triệt các nội dung văn bản đến UBND các xã, thị trấn; UBND các xã, thị trấn cũng đã quán triệt đến các thôn, tổ dân phố, khu dân cư, người dân biết về nội dung thực hiện Đề án.
3. Thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp lệnh dân số, chính sách kế hoạch hóa gia đình
Phối hợp với Ban Dân tộc tổ chức 09 lớp tập huấn, bồi dưởng kiến thức về Đề án tại huyện với hơn 600 người tham gia và Huyện chủ động tổ chức hơn 10 lớp với hơn 600 người tham dự. Đối tượng là Người có uy tín, Phụ nữ, Nông dân, Đoàn thanh niên và các hộ dân có con em trong độ tuổi có nguy cơ tảo hôn của các xã, thị trấn trong huyện.
Tổ chức các Buổi nói chuyện về chuyên đề Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên về nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho các em học sinh tại các Trường Trung học Phổ thông (THPT) Nội trú- Trung học cơ sở (THCS) với hơn 1.250 em học sinh của các cấp tham dự.
Cấp phát hơn 2.500 tờ rơi, 320 cuốn sổ tay hỏi đáp Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, một số sổ tay tuyên truyền viên cơ sở, pa nô ảnh tuyên truyền và một số tiều liệu liên quan khác;
Xây dựng 30 pano áp phích có nội dung liên quan đến vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại các xã, thị trấn, Trường THPT Ba Tơ, Trường THPT Phạm Kiệt, Trường THPT Nội trú-THCS Ba Tơ và 15 pa nô tuyên truyền tại các điểm nhà văn hóa và tại các nơi đông dân cư sinh sống.

 

Trường THPT Phạm Kiệt, Ba Tơ tổ chức Hội thi để tuyên truyền Đề án (Tiết mục dự thi của từng khối lớp).

 

Học sinh toàn Trường THPT Phạm Kiệt, Ba Tơ tham gia Hội thi, cỗ vũ cho các Đội dự thi để tuyên truyền Đề án.
3. Tổ chức Hội thi sân khấu, Hội thảo, cuộc thi viết là những hình thức tuyên truyền sinh động sát thực tế vì vậy có đông đảo Nhân dân đến xem và cỗ vũ
Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội thi tuyên truyền sân khấu khóa tỉnh Quảng Ngãi tại huyện Ba Tơ năm 2017, tại huyện Sơn Hà năm 2019 và năm 2020 tại xã Ba Bích. Huyện chủ động tổ chức Hội thi tuyên truyền tại các cụm xã Ba Vì, tại cụm xã Ba Bích, và tại cụm xã Ba Thành. Như vậy các xã trong huyện đều có đội tham gai dự thi.
Trường THPT Phạm Kiệt tổ chức Hội thảo tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho tất cả các khối học sinh của Trường. Trường THPT Ba Tơ tổ chức cuộc thi viết tìm hiểu Luật hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật phòng, chống bạo lực gia đình; Hội thi tuyên truyền sân khấu hóa đối tượng tất cả học sinh toàn trường tham gia và một số hoạt động tuyên truyền khác liên quan.
Qua Hội thi, Hội thảo, thi viết đã góp phần tuyên truyền cho bà con nâng cao nhận thức về tác hại của nạn tảo hôn, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
4. Tuyên truyền lưu động đi vào từng thôn, xóm, khu dân cư nhất là vùng sâu, vùng xa trên địa bàn huyện.
Trung tâm Truyền thông - Văn hóa - Thể thao huyện đã xây dựng chuyên mục tuyên truyền tảo hôn và HNCHT, phát bằng tiếng phổ thông vào các ngày thứ 2, thứ 3, thứ 5, thứ 6 và chủ nhật; phát bằng tiếng Hre vào các ngày thứ 4, thứ 7 hàng tuấn. Thời lượng phát sóng từ 7 đến 10 phút.
Đội Chiếu bóng thuộc Trung tâm - Truyền thông - Văn hóa - Thể thao huyện tổ chức đi cơ sở chiếu phim, lồng ghép tuyên truyền về thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống bằng tiếng kinh, tiếng Hrê phục vụ tại các thôn, tổ dân phố của các xã, thị trấn; thực hiện hơn 350 buổi chiếu, thu hút hơn 20.000 lượt người xem.
5. Triển khai thực hiện Mô hình điểm và nhân rộng mô hình
Ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo, quy chế hoạt động, tổ tư vấn, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên phụ trách các thôn trên địa bàn xã hoặc Trường học nhằm tuyên truyền, vận động hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại mô hình.
Tổ chức ký cam kết giữa các hộ gia đình có con em trong độ tuổi có nguy cơ tảo hôn với khu dân cư, khu dân cư ký cam kết với UBND xã; giữa học sinh với giáo viên chủ nhiệm lớp; giáo viên chủ nhiệm ký cam kết với nhà trường cam kết không tảo hôn, không kết hôn cận huyết thống.
Tổ chức hội nghị, hội thảo tuyên truyền, vận động, tư vấn nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào DTTS trong hôn nhân, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

 

Bà Đinh Thị Thu, người có uy tín thuộc thị trấn Ba Tơ đã phát biểu về vai trò gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện Đề án
6. Chính quyền và hội doàn thể cấp xã thường xuyên vận động tuyên truyền
Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn chủ động xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể trong công tác tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, từ công tác phổ biến giáo dục pháp luật, đến công tác xử lý vi phạm để người dân có ý thức chấp hành pháp luật một cách tốt hơn; thực hiện phương châm: “Đến từng ngõ, gõ từng nhà, nắm chắc nhân khẩu từng hộ”. 
Đặc biệt, thường xuyên phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào DTTS trong việc gương mẫu đi đầu trong việc tổ chức thực hiện Đề án. Người có uy tín nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, sẽ có tác dụng trực tiếp trong cộng đồng nói theo, tuyên truyền theo và làm theo.

 

Ban Dân tộc thường xuyên chủ trì kiểm tra quá trình triển khai thực hiện Đề án (Ảnh Ban Dân tộc tỉnh kiểm tra kết quả lắp đặt Pano tuyên truyền)
7. Thường xuyên thực hiện kiểm tra, giám sát
Hàng năm Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án ban hành Kế hoạch kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện Đề án tại UBND các xã, thị trấn và tại 04 Mô hình điểm
Qua kiểm tra cho thấy: tại UBND các xã, thị trấn và 04 mô hình điểm đã cụ thể hóa các văn bản của tỉnh và huyện như: xây dựng kế hoạch hoạt động, thành lập Ban Chỉ đạo, phân công nhiệm vụ, tổ tư vấn, quy chế hoạt động của các ban; tổ chức triển khai các hoạt động theo kế hoạch của UBND huyện và Ban Chỉ đạo huyện.
Việc triển khai thực hiện Đề án tại các xã, thị trấn xây dựng mô hình điểm đã có hiệu quả bước đầu, đã góp phần tuyên truyền rộng rãi hơn giúp đồng bào DTTS từng bước hiểu biết về các nội dung của nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, đây là cơ sở cho việc phát triển các hoạt động giai đoạn tiếp theo. Qua đó, giúp nâng cao hơn nữa trình độ hiểu biết của người dân về phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Đây là một hoạt động hoàn toàn mới đối với người dân trên địa bàn huyện./.
                                                        Hoài Châu
 
 

Tin liên quan

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 554

Tổng số lượt xem: 4602267