Truy cập nội dung luôn
BAN DÂN TỘC

TỈNH QUẢNG NGÃI

Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội thảo chia sẻ kết quả rà soát 5 năm thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại thành phố Hà Nội

15/10/2020 22:21    352

Quang cảnh Hội thảo

Sáng nay, ngày 15/10/2020, tại thành phố Hà Nội, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) với sự hỗ trợ của Irish Aid đã tổ chức Hội thảo chia sẻ kết quả rà soát 5 năm thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và xây dựng Kế hoạch thực hiện giai đoạn II (2021 - 2025). Bà Hoàng Thị Hạnh, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; bà Vũ Phương Ly, Chuyên gia của UN Wơmen và ông Lưu Xuân Thủy, Vụ trưởng vụ Dân tộc thiểu số, Ủy Ban Dân tộc đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có đại diện tổ chức Irish Aid; bà Nguyễn Thị Tư, nguyên Vụ trưởng vụ Dân tộc thiểu số; lãnh đạo các Vụ của Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo Ban Dân tộc các tỉnh: Lâm Đồng, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Tuyên Quang, Thái Nguyên và tỉnh Bắc Kạn.

Bà Vũ Phương Ly, Chuyên gia của UN Wơmen đồng chủ trì Hội phát biểu

Nhiều năm qua, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tồn tại dai dẳng trong vùng đồng bào các DTTS, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đã gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe sinh sản vị thành niên, ảnh hương đến chất lượng nguồn nhân lực đồng bào DTTS. Đây là một trong những khó khăn trong sự phát triển tiến bộ xã hội; phát triển bền vững của đồng bào DTTS đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến với sự phát triển kinh tế - xã hội góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững vùng đồng bào DTTS. Kết quả Điều tra về thực trạng kinh tế- xã hội của 53 DTTS cho thấy, tỷ lệ người DTTS tảo hôn năm 2018 là 21,9% giảm 4,7% so với năm 2014 là 26,6%. Tuy nhiên, tỉ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống có giảm trong những năm qua nhưng vẫn chưa đạt so với mục tiêu chung của Đề án 498/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là: Phấn đấu đến năm 2025 cơ bản ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS và mục tiêu cụ thể là giảm bình quân 2-3%/năm số cặp tảo hôn và 3 - 5%/năm số cặp kết hôn cận huyết thống; có trên 90% cán bộ làm công tác dân tộc các cấp, cán bộ văn hóa- xã hội xã được tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng vận động, tư vấn, truyền thông thay đổi hành vi về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS.

Đại biểu Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang phát biểu

Tại Hội thảo Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi đã chia sẻ về tình hình triển khai và kết quả thực hiện Đề án: Sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các sở ngành, UBND các huyện miền núi trong quá trình triển khai Đề án là yếu tố đầu tiên quyết định hiệu quả của công tác tuyên truyền; người dân tích cực tham gia hưởng ứng đầy đủ các Hội nghị tập huấn, hội nghị phổ biến thông tin; đặc biệt trong các Hội thi sân khấu hóa đã làm chuyển biến tích cực về nhận thức và ý thức chấp hành các quy định pháp luật, tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau trong cộng đồng dân cư được phát huy; các tệ nạn xã hội từng bước được đẩy lùi, an ninh trật tự được giữ vững…Kết quả thực hiện Đề án này, còn được thể hiện trong việc tổ chức lồng ghép vào hoạt động của các Chương trình, Đề án khác như Chương trình Giáo dục đời sống gia đình; Đề án hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới; thông qua chính sách cấp không thu tiền các ấn phẩm báo, tạp chí để tuyên truyền vận động Nhân dân vùng đồng bào DTTS trong việc thay đổi hành vi. 

Hoạt động tuyên truyền thực sự phong phú, đa dạng, rộng khắp, sát cơ sở nên đã thu hút được đông đảo Nhân dân, nhất là đồng bào DTTS bằng nhiều hình thức phù hợp như tuyên truyền trực tiếp tại thôn, xã, trường học; tuyên truyền bằng pa no trực quan, tờ rơi, tờ gấp; trên báo chí, trên Đài truyền hình tỉnh bằng ba thứ tiếng Kinh, Hrê và Co; tổ chức các hoạt động Hội thi sân khấu hóa mà diễn viễn không chuyên chính là các em học sinh, cán bộ cơ sở và Nhân dân trong vùng tự biểu diễn, nên tiểu phẩm dự thi đạt được mục tiêu đề ra; đa dạng, phong phú, gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ và đi vào lòng người đã nêu bậc tác hại của các tệ nạn xã hôi nói chung và nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống nói riêng với quyết tâm đoàn kết “Chung tay đẩy lùi nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” và nhận thức rằng “Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là hành vi vi phạm pháp luật”.

Bà Nguyễn Thị Tư, nguyên Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền Ủy ban Dân tộc phát biểu

Cũng tại Hội thảo, đại biểu các Ban Dân tộc tỉnh đã chia sẻ về một số cách làm hay, mô hình đang triển khai co hiệu quả tại địa phương như: cam kết không làm lễ, dự lễ với các cặp vợ chồng chưa đủ tuổi; nhắn tin tuyên truyền qua điện thoại cho các bé gái về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; tuyên truyền trong trường học; thành lập các câu lạc bộ tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống… Đồng thời, nhấn mạnh về việc nâng cao vai trò của Người có uy tín trong công tác tuyên truyền triển khai thực hiện Đề án 498/QĐ-TTg của thủ tướng Chính phủ cho rằng: về cơ bản tình trạng tảo hồn và hôn nhân cận huyết thống trong thời gian qua đã có giảm, tuy nhiên kết quả này chưa ổn định và bền vững; nhất là nguồn kinh phí chưa được ưu tiên phân bổ và kịp thời theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Hoàng Thị Hạnh tổng kết Hội thảo

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Hoàng Thị Hạnh khẳng định giai đoạn 2021- 2025 cần đặt vấn đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội. Đây là lần đầu tiên Quốc hội có Nghị quyết về chính sách dân tộc và gắn liền với việc thúc đẩy bình đẳng giới và tăng quyền năng của phụ nữ, bảo đảm cho phụ nữ tham gia lãnh đạo, cũng như tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia vào quá trình quyết định mô hình xây dựng kinh tế hộ gia đình và ở cộng đồng một cách có hiệu quả. Tăng cường các hoạt động phòng ngừa và ứng phó với mọi hình thức bạo lực đối với trẻ em DTTS; nhất là hạn chế trong việc để xảy ra tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm nhấn mạnh: cần đa dạng hóa, lồng ghép các nguồn lực để cùng phối hợp trong việc triển khai Đề án có hiệu quả nhất.

Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội thảo chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm phổ biến, giáo dục pháp luật vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Quang cảnh Hội thảo tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Trước đó, ngày 08/10/2020, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Vụ Pháp chế, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Bình Định đã khai mạc Hội thảo chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm phổ biến, giáo dục pháp luật vùng đồng bào DTTS. Ông Hoàng Đức Thành, Vụ Trưởng Vụ Pháp chế thuộc Ủy ban Dân tộc và ông Đinh Văn Lung, Quyền Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh Bình Định đồng chủ trì hội thảo. Tham dự Hội thảo có ông Bùi Đức Chánh, Phó Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi; bà Lê Thị Thanh Bích, Phó Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh Phú Yên; lãnh đạo các sở ngành liên quan và hơn 100 đại biểu là công chức Ban Dân tộc các tỉnh; công chức các phòng Dân tộc huyện, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn và người có uy tín trong đồng bào DTTS của các huyện miền núi, tỉnh Bình Định.

Ông Hoàng Đức Thành, Vụ Trưởng, Vụ Pháp chế, Ủy ban Dân tộc và ông Đinh Văn Lung, Quyền Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh Bình Định đồng chủ trì Hội thảo tại thành phố Quy Nhơn.

                                                                                                                                 Hoài Châu

Tin liên quan

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 721

Tổng số lượt xem: 4586082