Truy cập nội dung luôn
BAN DÂN TỘC

TỈNH QUẢNG NGÃI

Lãnh đạo Ban Dân tộc tham gia Đoàn khảo sát về công tác dân tộc

12/10/2021 15:09    319

Quang cảnh Đoàn khảo sát làm việc tại Huyện ủy Ba Tơ

Thực hiện Kế hoạch số 37-KH/BDVTU, ngày 29/7/2021 của Ban Dân vận Tỉnh ủy về tổ chức khảo sát thực hiện công tác tham mưu ban hành Nghị quyết chuyên đề về công tác dân tộc; Thông báo số 16-TB/BDVTU ngày 27/9/2021 về điều chỉnh nội dung khảo sát về công tác dân tộc. Trong các ngày 01/10/2021, Đoàn khảo sát làm việc tại huyện Sơn Tây; ngày 05/10/2021, Đoàn làm việc tại huyện Ba Tơ và ngày 08/10/2021, Đoàn làm việc tại huyện Trà Bồng. Tham gia Đoàn khảo sát có đồng chí Trần Ngọc Nguyên, Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn, Tổ trưởng Tổ biên soạn Nghị quyết về công tác dân tộc; đồng chí Nguyễn Thế Nhân, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh, Tổ phó Tổ biên soạn Nghị quyết cùng các thành viên Tổ biên soạn Nghị quyết; lãnh đạo các huyện có đại diện Thường trực huyện ủy, UBND huyện, Ban Dân vận huyện ủy, Ủy ban Mặt trận TQ Việt Nam huyện, Phòng Dân tộc huyện cùng các cơ quan liên quan của huyện; ở các xã được khảo sát thực tế có đại diện lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã.

Qua các buổi khảo sát tại các huyện, Đoàn khảo sát được nghe lãnh đạo Thường trực Huyện ủy báo cáo kết quả thực hiện công tác dân tộc từ năm 2015 đến nay trên địa bàn huyện và tại các xã được khảo sát thực tế, Đoàn được Đảng ủy xã báo cáo kết quả thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn xã từ năm 2015 đến nay.

Cụ thể, tại huyện Sơn Tây, Đoàn đã khảo sát thực tế tại xã Sơn Liên; tại huyện Ba Tơ khảo sát thực tế tại xã Ba Tô; tại huyện Trà Bồng khảo sát thực tế tại xã Sơn Trà.

Đ/c Nguyễn Thế Nhân, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh phát biểu tại buổi khảo sát tại huyện Sơn Tây

Qua đợt khảo sát lần này, Đoàn đã tổng hợp được tình hình vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; khái quát được tình hình kinh tế, đời sống văn hóa, xã hội, an ninh chính trị, tư tưởng, tâm trạng của đồng bào dân tộc thiểu số; đánh giá được những thuận lợi và khó khăn ở vùng dân tộc và miền núi, những ưu, nhược điểm và tồn tại hạn chế trong công tác chỉ đạo, điều hành phát triển KT-XH ở địa phương; xác định được nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm…Đặc biệt, là ghi nhận các kiến nghị sát đáng của địa phương đối với cấp trên như:

- Đối với Trung ương: Đẩy nhanh việc triển khai thực Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội về Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030…

- Đối với cấp tỉnh: Sớm hỗ trợ thoát nghèo theo Quyết định số 37/2017/QĐ-UBND ngày 02/6/2017 về ban hành Quy định về hỗ trợ, biểu dương, khen thưởng đối với hộ gia đình, thôn, xã, huyện thoát nghèo ở huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016 – 2020; Tiếp tục chỉ đạo hỗ trợ giải quyết tranh chấp đất lâm nghiệp tại các vùng giáp ranh giữa các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận, đặc biệt là việc tranh chấp đất lâm nghiệp giữa người dân địa phương với các Lâm trường và Ban quản lý rừng phòng hộ để kéo dài đã dẫn đến khiếu nại đông người và vượt cấp; Có chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc thiểu số; có giải pháp bảo tồn ngôn ngữ, chữ viết, trang phục của đồng bào các dân tộc thiểu số, có chính sách đãi ngộ đối với các nghệ nhân; Có cơ chế đẩy mạnh mối liên kết vùng để phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng huyện gắn với quy hoạch chung của tỉnh nhằm tạo sức mạnh tổng hợp, từng bước đáp ứng với yêu cầu hội nhập; Quan tâm đến công tác xúc tiến thương mại trong việc cung cấp thông tin, thị trường, giới thiệu cơ hội làm ăn, tư vấn pháp lý về lĩnh vực liên quan đến thương mại quốc tế…

Đ/c Trần Ngọc Nguyên phát biểu và ghi nhận những ý kiến đề xuất của địa phương

 

Đồng chí Trần Ngọc Nguyên, Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy đã chia sẻ những khó khăn của cán bộ và nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đồng thời tiếp thu và ghi nhận các ý kiến báo cáo, đề xuất của các địa phương, các ý kiến này sẽ sớm được tổng hợp báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Để ban hành được một Nghị quyết về công tác dân tộc đảm bảo khả thi và hợp với nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, phần lớn đều phải căn cứ vào các dữ liệu thực tế do Đoàn khảo sát tổng hợp và phân tích xây dựng nên. Hy vọng rằng, Nghị quyết chuyên đề về công tác dân tộc sớm được ra đời với mục tiêu: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc phục vụ có hiệu quả sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh của tỉnh trong thời kỳ mới; thu hẹp khoảng cách chênh lệch phát triển giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với các vùng, miền khác trong tỉnh; đảm bảo an sinh xã hội; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn xã hội về dân tộc và công tác dân tộc, xây dựng thế trận lòng dân vững chắc và hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh./.

                                                                                                                                  Mạnh Bình

 

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1023

Tổng số lượt xem: 4537819