Truy cập nội dung luôn
BAN DÂN TỘC

TỈNH QUẢNG NGÃI

Khảo sát, đánh giá khả năng phát triển sản xuất theo chuỗi giá tri, liên kết chuỗi giá trị dược liệu tại huyện Trà Bồng và Sơn Tây.

29/10/2021 22:28    295

Khảo sát tại xã Hương Trà, huyện Trà Bồng

Ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg. Để chuẩn bị triển khai thực hiện Chương trình, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Công ty cổ phần VIETRAP Đầu tư Thương mại, cùng với sự tham gia của UBND huyện và chính quyền cấp xã tiến hành khảo sát tại các huyện Trà Bồng và Sơn Tây.

 

Tại huyện Trà Bồng, cây quế là cây trồng truyền thống sẵn có, gắn bó với đời sống của đồng bào Co tại địa phương. Quế Trà Bồng là một dược liệu thiên nhiên quý. Với diện tích trồng quế hiện có khoảng 5.240 ha, tuy đã được đầu tư nhưng chưa xứng tầm, chưa khuyến khích được nhân dân bảo tồn và mở rộng. Cây quế Trà Bồng có nhiều tiềm năng và thuận lợi để khai thác tối đa giá trị dược liệu mang lại giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, địa hình huyện Trà Bồng còn phù hợp để trồng và phát triển nhiều dược liệu quý khác như cây gừng gió, đinh lăng, tam thất ..., đặc biệt cây sâm bảy lá một hoa đã được trồng thử nghiệm, nếu thành công sẽ mang lại nhiều triển vọng phát triển. Tuy nhiên, những dược liệu quý này có diện tích nhỏ lẽ, phân tán, chưa được khai thác hợp lý nên nguy cơ diệt chủng. Chính quyền địa phương đang rất mong cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư liên kết kịp thời để phát triển, mở rộng sản xuất cây dược liệu.

Ngoài ra, tại thôn Trà Vân, xã Hương Trà từ lâu đời đã được người dân nơi đây chọn trồng cây chè để tăng thu nhập vì có điều kiện sinh thái phù hợp cho chất lượng và giá trị cao. Toàn xã hiện có diện tích trồng chè khoảng trên 110 ha. Tuy nhiên, với cách chăm sóc, thu hoạch, tiêu thụ thủ công, nhỏ lẻ nên cây chè nơi đây chưa được phát huy hết giá trị. Để phát triển cây chè mang lại hiệu quả kinh tế thì sự đầu tư, hỗ trợ của để phát triển theo chuỗi giá trị (từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm) là cần thiết và phù hợp để mở rộng diện tích rừng chè, kết hợp phát triển du lịch.

Khảo sát tại huyện Sơn Tây về điều kiện lập địa và trữ lượng, đánh giá khả năng liên kết chuỗi giá trị dược liệu tại các xã: Sơn Long, Sơn Tinh, Sơn Bua và Sơn Liên. Với điều kiện tự nhiên có khí hậu tốt, có rừng núi, sông suối, có diện tích đất lâm nghiệp trên 67 %, đã có một số cây dược liệu quý mọc tự nhiên và phát triển tốt, Đoàn công tác đánh giá rất cao tiềm năng phát triển dược liệu quý tại địa phương này.

 Vườn ươm cây đương quy tại xã Sơn Long

Với độ cao gần 900 m so với mực nước biển, Công ty khảo sát cho rằng xã Sơn Long có địa hình phù hợp phát triển cây đương quy, cát cánh, hà thủ ô đỏ và trước mắt, có thể phát triển vùng nguyên liệu có diện tích 20 ha. Xã Sơn Tinh có thể phát triển các cây dược liệu như địa liền, tam thấy nam; xã Sơn Liên, Sơn Bua có thể phát triển trồng cây sâm tam thất và đặc biệt cây sâm bảy lá rất kỳ vọng vì điều kiện nơi đây sẽ cho chất lượng sản phẩm có giá trị cao. Trước mắt, đề nghị nghiên cứu đầu tư chuỗi giá trị tại xã Sơn Long và Sơn Tinh

Vườn ươm cây đương quy tại xã Sơn Long, huyện Sơn Tây

Kết quả khảo sát và làm việc cho thấy, các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân của huyện Sơn Tây rất quyết tâm thực hiện trồng dược liệu, không chờ thí điểm, xem Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội ra đời là ước mơ lớn của cấp Đảng, chính quyền và nhân dân huyện Sơn Tây để cây dược liệu vùng cao có điều kiện phát triển thành giá trị hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Để khai thác những lợi thế về điều kiện tự nhiên của miền núi Quảng Ngãi, cùng với nhiều dự án sẽ được đầu tư đồng bộ, Dự án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiền năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị sẽ góp phần mở ra nhiều cơ hội và triển vọng cho miền núi Quảng Ngãi trở mình vươn lên thoát nghèo và phát triển, góp phần hoàn thành mục tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 tỉnh Quảng Ngãi.

                                                                                                                                         Thu Hiền

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 921

Tổng số lượt xem: 4588442