Truy cập nội dung luôn
BAN DÂN TỘC

TỈNH QUẢNG NGÃI

Ban Dân tộc tỉnh kiểm tra kết quả thực hiện công tác dân vận chính quyền ở vùng đồng bào DTTS tại xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây

22/09/2020 15:44    261

Quang cảnh Đoàn kiểm tra làm việc với UBND xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây (Ảnh Hồng Chương)

Sáng nay, ngày 22/9/2020, tại UBND xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây, ông Nguyễn Thế Nhân, Phó Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh, Trưởng đoàn kiểm tra đã làm việc với UBND xã Sơn Dung về thực hiện chính sách dân tộc và công tác dân vận chính quyền ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn xã. Tham gia Đoàn có đại diện các Sở, ngành tỉnh; ông Vương Hồng Chương, Phó Trưởng phòng Phòng Dân tộc huyện; lãnh đạo UBND xã Sơn Dung.

Ông Nguyễn Thế Nhân, Trưởng đoàn đã nêu mục đích yêu cầu của buổi làm việc là thực hiện Công văn số 887/UBND-NC ngày 06/3/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở và công tác dân vận năm 2020; Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 26/6/2020 của UBND tỉnh về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và công tác Dân vận chính quyền năm 2020 và Kế hoạch số 496/KH-BDT ngày 07/9/2020 của Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh về kiểm tra tình hình thực hiện chính sách dân tộc và công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS năm 2020.

Ông Nguyễn Thế Nhân, Phó Trưởng ban Ban Dân tộc, Trưởng đoàn phát biểu (ảnh Hồng Chương)

Đại diện lãnh đạo UBND xã Sơn Dung đã báo cáo với Đoàn về khái quát tình hình; kết quả thực hiện các chính sách dân tộc và công tác dân vận chính quyền như sau:

Ông Nguyễn Văn Trí, Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Dung phát biểu (ảnh Hồng Chương)

Khái quát tình hình kinh tế - xã hội

Sơn Dung là xã miền núi, có địa hình đồi núi độ dốc cao rất phức tạp, nhiều sông, suối; là xã trung tâm của huyện Sơn Tây; tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 4.550,9 ha.

Đến đầu năm 2020 toàn xã có 1.152 hộ với 4.177 khẩu, trong đó: tỷ lệ hộ nghèo chiếm 32,12%, hộ cận nghèo chiếm 3,38%; tỉ lệ giảm từ 4 - 5% hộ nghèo/năm. Tuy nhiên, có một số hộ thoát nghèo nhưng chưa thực sự bền vững, nguy cơ tái nghèo vẫn còn cao.

Cơ sở hạ tầng được đầu tư, nâng cấp đáp ứng nhu cầu bức thiết của Nhân dân, 80% số đường từ trung tâm xã đến các thôn được bê tông hóa, đảm bảo lưu thông đi lại và vận chuyển hàng hóa được thuận tiện; công tác giáo dục, y tế được nâng cao chất lượng; trẻ em mẫu giáo đến trường đúng độ tuổi đạt 100%, học sinh Tiểu học đi học đúng độ tuổi đạt 99%, phổ cập Trung học cơ sở đạt 95%; 100% người đồng bào DTTS đều có bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh.

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã cơ bản được giữ vững, ổn định, đời sống Nhân dân được cải thiện hơn; các tôn giáo hoạt động đúng Luật định, không có truyền đạo trái pháp luật.

Ông Nguyễn Thế Nhân, Trưởng đoàn kiểm tra dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng tại xã Sơn Dung (ảnh Hồng Chương)

Kết quả thực hiện Chương trình 135

Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng

Kinh phí được giao năm 2020 là 936,532 đồng. đã đầu tư mới 01 công trình Đường bê tông xi măng khu dân cư Ka Xim, với tổng mức đầu tư 842 triệu đồng; đến nay công trình đã đưa vào sử dụng, tỷ lệ giải ngân đạt 98,89% kế hoạch vốn và trả nợ công trình hoàn thành năm 2019 là: 94,532 triệu đồng.

Ông Nguyễn Thế Nhân, Trưởng đoàn kiểm tra dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế tại xã Sơn Dung (ảnh Hồng Chương)

Tiểu dự án 2: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo.

Kinh phí được giao 421 triệu đồng: Đối với dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế đã trình huyện thẩm định và phê duyệt dự án; dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo đang lập hồ sơ trình huyện phê duyệt.

Thực hiện Quyết định số 641/QĐ -UBND ngày 12/6/20120 và Quyết định số 908/QĐ-UBND ngày 18/8/2020 của Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây, UBND xã đã triển khai cho các thôn tổ chức họp dân triển khai thực hiện dự án, xét chọn đối tượng đủ điều kiện hỗ trợ theo quy định hiện hành của nhà nước: đã xét chọn được 14 hộ nghèo thôn Gò Lã tham gia dự án chăn nuôi heo ky; dự kiến hỗ trợ 42 con heo ky cho 14 hộ nghèo và hỗ trợ một phần kinh phí làm chuồng và đã xét chọn được 09 hộ nghèo, 04 hộ cận nghèo tại thôn Đăk Lang tham gia dự án nuôi heo kiềng sắt; dự kiến hỗ trợ 52 con heo Kiềng sắt cho 14 hộ và hỗ trợ một phần kinh phí làm chuồng.

Ông Nguyễn Thế Nhân, Trưởng đoàn kiểm tra Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội vùng DTTS và miền núi theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg tại xã Sơn Dung (ảnh Hồng Chương)

Kết quả thực hiện Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội vùng DTTS và miền núi theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg

Kinh phí được giao: 63 triệu đồng; 42 hộ nghèo đã được hỗ trợ mỗi hộ 01 bồn chứa nước 500 lít (bằng nhựa)

Kết quả thực hiện Chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS

Hàng năm, UBND xã phối hợp với Mặt trận và các hội đoàn thể, 05 thôn rà soát, bầu bổ sung, thay thế người có uy tín, trình UBND huyện xem xét, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt. Việc bầu chọn người có uy tín trong đồng bào DTTS được thực hiện theo đúng quy định tại Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với người có uy tín nhằm phát huy vai trò của người có uy tín trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các DTTS trên địa bàn thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự; hòa giải, giải quyết các mâu thuẫn, khiếu kiện, tranh chấp nhỏ trong nội bộ Nhân dân; tham gia đóng góp ý kiến vào việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội tại địa phương; nắm tình hình dư luận xã hội, đời sống, sản xuất, tâm tư, nguyện vọng của đồng bào các DTTS phản ánh kịp thời cho cấp ủy, chính quyền địa phương biết để kịp thời giải quyết.

Kết quả thực hiện Chính sách hỗ trợ, biểu dương, khen thưởng đối với hộ gia đình thoát nghèo, thoát cận nghèo theo Quyết định số 37/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh

Trên cơ sở hướng dẫn của cấp trên, qua điều tra, rà soát và thẩm định của cơ quan cấp trên, UBND xã tổ chức cho hộ dân đăng ký cam kết thực hiện quy định hỗ trợ, biểu dương khen thưởng hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo 02 năm liên tục, kết quả: Số hộ thoát nghèo 02 năm liên tục (2017 - 2018): 63 hộ có 54 là học sinh và 09 hộ thoát cận nghèo có 33 em là học sinh.

Kiến nghị, đề xuất:

Tiếp tục duy trì các chính sách khuyến khích hộ nghèo vươn lên thoát nghèo đồng thời nâng mức hỗ trợ từ các chính sách trên để hộ thoát nghèo mang tính bền vững hơn và tập trung các chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ xã hội cơ bản, nhất là y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch vệ sinh và thông tin; tạo việc làm, nâng cao giá trị sản phẩm của hộ dân; đẩy mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ có điều kiện gắn với đối tượng, địa bàn để tăng cơ hội tiếp cận chính sách, khuyến khích người nghèo tích cực, chủ động tham gia phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập để thoát nghèo, ưu tiên bố trí nguồn vốn ủy thác, bổ sung nguồn vốn cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn; tập trung nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả gắn với cộng đồng; tăng cường áp dụng khoa học, công nghệ để nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm.

Kết quả thực hiện công tác dân vận

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện: Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, UBND xã đã chỉ đạo tổ chức triển khai phổ biến đến toàn thể cán bộ, công chức xã và các thôn về các các văn bản của các cấp về công tác dân vận. Ngoài ra, UBND xã thường xuyên chỉ đạo giải quyết các vấn đề bức xúc ở cơ sở, cung cấp các thông tin về các vấn đề dư luận xã hội đang quan tâm, nắm bắt kịp thời tình hình tư tưởng, những vấn đề phát sinh trong Nhân dân để chỉ đạo, xử lý kịp thời, hiệu quả, tiếp tục đẩy mạnh Phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên tất cả các lĩnh vực, trong đó tập trung vào đổi mới công tác dân vận của cơ quan Nhà nước và vận động Nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước.

Mặt trận và các hội đoàn thể tuyên truyền về công tác thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và các phong trào thi đua do Hội đoàn thể phát động như phong trào xây dựng “gia đình 5 không 3 sạch” của Phụ nữ, phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” của Hội Cựu chiến binh, phong trào “Thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi” của Hội Nông dân.

UBND xã phối hợp với Mặt trận và các hội đoàn thể xã tổ chức “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc”: đây là dịp để chính quyền, mặt trận và các đoàn thể chính trị, xã hội của xã cùng với các tầng lớp nhân dân trao đổi, chia sẻ những thuận lợi, khó khăn, những bức xúc của Nhân dân trong cuộc sống thường ngày, để Đảng ủy, UBND xã kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo trong việc xử lý, giải quyết của các cơ quan chuyên môn.

Quan tâm phát triển đảng viên, đoàn viên, hội viên là người dân tộc: là xã có trên 80% dân số là đồng bào DTTS. Vì vậy, Đảng bộ xã đã xác định công tác xây dựng và phát triển đảng viên người DTTS là nhiệm vụ quan trọng, nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ở cơ sở và đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống về mọi mặt cho Nhân dân là người đồng bào DTTS. Đến nay, Đảng bộ xã có 177 đảng viên, trong đó có 139 đảng viên là người DTTS, được sinh hoạt tại 9 Chi bộ trực thuộc; 227 đoàn viên, và gần 1.000 hội viên của các tổ chức chính trị, xã hội của xã. Hàng năm, Đảng ủy kết nạp từ 4- 5 quần chúng ưu tú vào Đảng, trong đó đảng viên là người DTTS đạt trên 60% các tổ chức chính trị, xã hội kết nạp từ 10-15 đoàn viên, hội viên/năm.

Quan tâm công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS ở các cấp: Hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức xã, thôn là người DTTS chiếm 81,66%, hầu hết cán bộ, công chức xã đạt trình độ từ Trung cấp trở lên, đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

Một số mô hình, điển hình dân vận khéo đã được xây dựng

Ngay từ đầu năm, UBND xã đã đăng ký mô hình Dân vận khéo phù hợp với điều kiện, đặc thù của địa phương, để các ngành triển khai thực hiện và có nhiều mô hình dân vận khéo được duy trì, như:

Mô hình dân vận khéo là: “Chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức thuộc khối chính quyền xã Sơn Dung, với phương châm ‘04 xin và 04 luôn’: Xin chào, xin hỏi, xin lỗi, xin phép và luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng,, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ” để các ngành tổ chức triển khai thực hiện. Đồng thời, phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể tham gia giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng chính quyền vững mạnh; tăng cường kiểm tra thực hiện công tác dân vận chính quyền, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

Mô hình “lò đốt rác” tại các khu dân cư, đã nâng cao được ý thức cho người dân về bảo vệ môi trường sinh thái trong cộng đồng dân cư; mô hình “Đường điện thắp sáng làng quê” tại KDC Đắk Noan, thôn Huy Măng của UBMTTQVN xã,  mô hình “Đoạn đường tự quản” tại thôn Gò Lã, mô hình “tín dụng tiết kiệm” của Hội Liên hiệp phụ nữ, mô hình “Đoạn đường tự quản của thanh niên” tại thôn Đắk Trên,… đã lan tỏa hết sức tích cực trong cộng đồng người dân tộc thiểu số; Chính vì thế người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã đã học tập và làm theo, hạn chế hoặc xóa bỏ các phong tục lạc hậu để địa phương ngày càng phát triển./.

                                                                                                                                              Hoài Châu

Tin liên quan

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1088

Tổng số lượt xem: 4538110