Truy cập nội dung luôn
BAN DÂN TỘC

TỈNH QUẢNG NGÃI

Thể lệ cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Quảng Ngãi” lần thứ 3 năm 2021

03/08/2021 08:22    541

Nhằm khuyến khích và thúc đẩy phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, thanh niên, phụ nữ, giảng viên, sinh viên, học sinh và người dân trên địa bàn tỉnh, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp trong cộng đồng. Thu hút sự quan tâm, hỗ trợ của xã hội, doanh nghiệp và các tổ chức tư vấn, hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong và ngoài tỉnh đối với phong trào khởi nghiệp của tỉnh; Tìm kiếm, chọn lọc, tôn vinh các ý tưởng, dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tiềm năng, có tính khả thi cao để hỗ trợ triển khai vào thực tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đặc biệt là khu vực miền núi. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Quảng Ngãi” lần thứ 3 năm 2021, chủ đề “Khởi nghiệp sáng tạo - Bứt phá từ tài nguyên bản địa”.

 

1. Mục đích, ý nghĩa

a) Khuyến khích và thúc đẩy phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp trong cộng đồng.

b) Huy động sự chung tay hiến kế của các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh Quảng Ngãi để đưa các thế mạnh đặc trưng của Quảng Ngãi lên tầm cao mới, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương.

2. Đối tượng dự thi

Các cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp (có thời gian đăng ký kinh doanh không quá 5 năm kể từ lần đăng ký đầu tiên) trong và ngoài tỉnh có ý tưởng, dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo dự kiến triển khai và phát triển trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Các cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp có thể tham gia một hay nhiều ý tưởng, dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Các ý tưởng đạt giải tại Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ 1 năm 2021 do Tỉnh đoàn tổ chức được vào thẳng vòng bán kết của Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Quảng Ngãi lần thứ 3 năm 2021 (những ý tưởng, dự án phù hợp với chủ đề Cuộc thi).

3. Lĩnh vực dự thi:

Các ý tưởng, dự án dự thi tập trung vào việc khai thác nguồn tài nguyên bản địa của tỉnh Quảng Ngãi (gồm sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm du lịch) theo hướng ứng dụng công nghệ và hình thành chuỗi liên kết.

4. Hình thức dự thi: Trực tuyến và trực tiếp

a. Trực tuyến: Hồ sơ được đăng ký trực tuyến theo đường link

                                            https://bom.to/akO9LVUxVjrzZu

b. Trực tiếp: Hồ sơ đăng ký tham gia trực tiếp được gửi về Phòng Quản lý công nghệ, thị trường công nghệ và chuyên ngành, Sở Khoa học và Công nghệ, gửi kèm file điện tử qua email: knstquangngai@gmail.com. Hồ sơ bao gồm:

- Phiếu đăng ký dự thi (theo mẫu đính kèm)

- Sản phẩm, mô hình, bản vẽ, phim ảnh, tài liệu,... (nếu có).

5. Thời gian:

- Thời hạn cuối nhận hồ sơ: Lúc 17 giờ 00 phút, ngày 30/8/2021

- Vòng sơ khảo: Từ 01/9/2021 - 7/9/2021

- Vòng bán kết: Từ 8/9/2021 - 30/9/2021

- Vòng chung kết: Từ ngày 01/10/2021 - 15/10/2021

6. Hình thức tổ chức

a) Cuộc thi được chia làm 2 bảng thi: Bảng ý tưởng và bảng dự án.

- Bảng ý tưởng: là các hồ sơ chỉ đang ở giai đoạn ý tưởng, chưa hình thành sản phẩm mẫu.

- Bảng dự án: là các hồ sơ đã có sản phẩm/dịch vụ mẫu hoặc sản phẩm/dịch vụ đã ra thị trường.

b) Các vòng thi

- Vòng sơ khảo: Hội đồng Giám khảo xét tuyển các hồ sơ dự thi để lựa chọn các hồ sơ tham gia vào vòng bán kết. Gồm 2 bước:

+ Bước 1: Ban Thư ký rà soát tính pháp lý của hồ sơ dự thi;

+ Bước 2: Hội đồng Giám khảo xem xét, đánh giá đối với từng hồ sơ dự thi theo thang điểm do Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi quy định.

- Vòng bán kết

+ Đại diện các tác giả của hồ sơ dự thi được lựa chọn từ vòng sơ khảo sẽ thuyết trình và trả lời câu hỏi trước Hội đồng Giám khảo.

+ Hội đồng Giám khảo xem xét, đánh giá hồ sơ và khả năng thuyết trình, trả lời câu hỏi của đại diện tác giả có hồ sơ dự thi theo thang điểm do Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi quy định và lựa chọn các hồ sơ để tiếp tục tham gia vòng chung kết.

- Vòng chung kết

+ Đại diện các tác giả của hồ sơ dự thi được lựa chọn từ vòng bán kết sẽ thuyết trình và trả lời câu hỏi trước Hội đồng Giám khảo. 

+ Hội đồng Giám khảo xem xét, đánh giá hồ sơ và khả năng thuyết trình, trả lời câu hỏi của đại diện tác giả có hồ sơ dự thi theo thang điểm do Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi quy định và lựa chọn các hồ sơ xuất sắc tương ứng với cơ cấu giải thưởng để trao giải.

c) Tiêu chí chấm điểm

- Tính đổi mới sáng tạo của ý tưởng, dự án.

- Khả năng thương mại hóa, khả năng tăng trưởng của ý tưởng, dự án.

- Mô hình/kế hoạch kinh doanh hoàn thiện của ý tưởng, dự án.

- Mức độ tác động và ý nghĩa về kinh tế-xã hội của ý tưởng, dự án mang lại.

- Nguồn lực thực hiện ý tưởng, dự án.

- Khả năng thuyết trình (đối với vòng bán kết, chung kết).

d) Các hoạt động hỗ trợ trong quá trình diễn ra Cuộc thi:

- Các ý tưởng, dự án vào vòng bán kết sẽ được tập huấn về kỹ năng xây dựng báo cáo, kỹ năng thuyết trình, hoàn thiện kế hoạch kinh doanh.

- Các ý tưởng, dự án vào vòng chung kết sẽ được hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm, kết nối đầu tư, kết nối các chương trình hỗ trợ của tỉnh và của Trung ương.

7. Cơ cấu giải thưởng:

a. Bảng dự án:

- 1 giải nhất: 40 triệu đồng;

- 1 giải nhì: 30 triệu đồng;

- 1 giải ba: 20 triệu đồng;

- 2 giải khuyến khích: 8 triệu đồng.

b. Bảng ý tưởng:

- 1 giải nhất: 15 triệu đồng;

- 1 giải nhì: 10 triệu đồng;

- 1 giải ba: 5 triệu đồng;

- 2 giải khuyến khích: 3 triệu đồng.

 

* Một số gợi ý về nội dung ý tưởng, dự án tham gia Cuộc thi

1. Các ý tưởng, dự án mà trên cơ sở nguồn nguyên liệu tại địa phương sẽ phát triển thành các sản phẩm mới có giá trị cao hơn (ví dụ: Sản xuất rượu vang từ quả sim Bui Hui Ba Tơ, bột măng tây, nấm đông khô, nước uống từ rong biển, …)

2. Các ý tưởng, dự án xây dựng chuỗi liên kết để phát huy tối đa tài nguyên bản địa (Ví dụ: ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng chuỗi liên kết: chăn nuôi; sản xuất các sản phẩm mới, có chất lượng; phân phối) . Mỗi công đoạn sẽ do một HTX, tổ hợp tác thanh niên, phụ nữ chịu trách nhiệm.

3. Các ý tưởng, dự án đổi mới mô hình du lịch trải nghiệm kết hợp với các làng nghề truyền thống (Ví dụ: Dệt thổ cẩm Làng teng, …)

4. Mỗi địa phương nên chọn một sản phẩm có khả năng phát triển nhất để tập trung xây dựng ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo.

* Một số mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo về khai thác tài nguyên bản địa thành công ở các địa phương

1. Mô hình du lịch Huế Lotus

https://baothuathienhue.vn/chinh-phuc-uoc-mo-a69034.html

2. Mô hình khởi nghiệp với sản phẩm mật hoa dừa của Trà Vinh

https://hvnclc.vn/mat-hoa-dua-sokfarm-doat-giai-nhat-cuoc-thi-du-an-khoi-nghiep-sang-tao-thanh-nien-nong-thon-2020/

3. Mô hình khởi nghiệp sáng tạo với sản phẩm từ củ nghệ

https://daklak.gov.vn/tin-tuc-cac-so-ban-nganh/ /asset_publisher/bDngMUmMrWIw/content/co-gai-tre-voi-giac-mo-nang-cao-gia-tri-cay-nghe-truyen-thong

4. Mô hình khởi nghiệp sáng tạo “Bột rau sấy lạnh”

https://khoinghiep.org.vn/du-an-bot-rau-say-lanh-dat-giai-nhat-cuoc-thi-khoi-nghiep-sang-tao-thanh-nien-nong-thon-nam-2019-17824.html

     ......Có File Bảng đăng ký kèm theo./.

                                                                                          Văn Yên (đăng tải theo văn bản số 1046/SKHCN-QLCN)

 

 

Tài liệu đính kèm: 1BANG DANG KY THAM GIA CUOC THI.doc

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 659

Tổng số lượt xem: 4586817