Truy cập nội dung luôn

Danh mục chi tiết nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh triển khai thực hiện năm 2023

28/01/2023 19:50    511

Phụ lục danh mục chi tiết nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh triển khai thực hiện năm 2023 (Kèm theo Quyết định số 95 /QĐ-UBND ngày 18 /01/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)

TT

Tên              nhiệm vụ

Lĩnh vực

Phương thức            thực hiện

Tính cấp thiết

Định hướng mục tiêu                                  và yêu cầu đối với sản phẩm

Thời gian thực hiện

1

Đề tài: “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn tỉnh Quảng Ngãi trong qua trình đô thị hóa và hội nhập quốc tế

 

 

Khoa học Xã hội

Giao trực tiếp Công an tỉnh Quảng Ngãi

Nông nghiệp-nông dân- nông thôn là vấn đề lớn được Đảng, Nhà nước quan tâm với các chủ trương, chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia như xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới... Do đó, những năm gần đây, kinh tế - xã hội ở địa bàn nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (chiếm khoảng 80% diện tích) đạt nhiều thành tựu; kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội thay đổi; thu nhập từng bước cải thiện; đời sống văn hóa được nâng cao… Tuy nhiên, nông thôn trên địa bàn tỉnh phát triển chưa đồng đều; cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu; đô thị hóa nhanh trong khi trình độ dân trí, nhận thức và đời sống vật chất, tinh thần còn thấp, nhất là vùng dân tộc thiểu số; nhiều vấn đề xã hội bức xúc, tiềm ẩn ảnh hưởng đến ANTT.

Từ năm 2016 đến năm 2021, trên địa bàn tỉnh, tình hình ANTT nổi lên ở địa bàn nông thôn chủ yếu là: khiếu kiện, đòi lại cơ sở nhà, đất cũ liên quan đến tôn giáo tiềm ẩn nguy cơ phức tạp; số đối tượng cực đoan trong tôn giáo hoạt động phức tạp về ANTT; tình trạng nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” tiếp tục xảy ra tại các huyện miền núi; tình trạng tranh chấp, khiếu kiện diễn biến phức tạp, nhiều vụ kéo dài tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp về ANTT (Đến tháng 12/2021, địa bàn tỉnh có 32 vụ khiếu kiện đông người, phức tạp). Về tình hình trật tự xã hội: Từ năm 2016 đến năm 2021, địa bàn nông thôn của tỉnh đã xảy ra 1.972 vụ phạm tội và vi phạm pháp luật (VPPL) về trật tự xã hội; làm chết 20 người, bị thương 477 người, thiệt hại về tài sản trên 06 tỷ đồng. Đáng chú ý, tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội, giết người thân, gây bức xúc dư luận; tội phạm xâm phạm sở hữu rất tinh vi, liều lĩnh, manh động; tội phạm và VPPL liên quan “tín dụng đen” diễn ra với thủ đoạn, phương thức tinh vi, trá hình.... Đã điều tra, khám phá 1.679/1.972 vụ phạm tội và VPPL về trật tự xã hội; bắt, xử lý 3.753 đối tượng. Tội phạm và VPPL về kinh tế chủ yếu là các hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng cấm; vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản... đã điều tra, xác minh 466 vụ - 520 đối tượng. Tội phạm và VPPL về ma tuý diễn biến phức tạp, có chiều hướng tăng; phát hiện nhiều vụ thanh, thiếu niên sử dụng, tổ chức sử dụng ma túy trong các điểm karaoke, nhà trọ... VPPL về môi trường nổi lên là tình trạng xả thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật; khai thác, vận chuyển trái phép đất, cát. Cùng với đó là tình trạng sản xuất, mua bán, sử dụng các loại súng tự chế, hung khí nguy hiểm, dao lê, mã tấu... xảy ra nhiều, tiềm ẩn nguy cơ tội phạm và VPPL. Năm 2021, lực lượng Công an đã kịp thời ngăn chặn, xử lý 47 vụ - 487 đối tượng thanh, thiếu niên tụ tập chuẩn bị hung khí đánh nhau để giải quyết mâu thuẫn, không để xảy ra hậu quả nghiêm trọng...

Tuy nhiên, ANTT tại địa bàn nông thôn vẫn tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp, khó lường, đặc biệt là tại địa bàn tôn giáo, dân tộc; công tác đền bù, thu hồi đất…dẫn đến mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện...; tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi VPPL ở địa bàn nông thôn có xu hướng diễn biến phức tạp.

Trong khi đó, công tác nắm tình hình chưa thường xuyên; công tác quản lý nhà nước về ANTT còn sơ hở, nhất là quản lý lao động xuất, nhập cảnh; quản lý cư trú, vũ khí... công tác quản lý, giáo dục các đối tượng, người nghiện ma túy, đối tượng có tiền án, tiền sự…còn mang tính hành chính; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa sâu rộng, thiếu cụ thể, chưa thiết thực. Công tác phối hợp giữa lực lượng Công an với các ban ngành trong thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ chưa thường xuyên và đi vào chiều sâu; chưa gắn kết với phong trào khác nên hiệu quả còn hạn chế.

Để đảm đảm bảo ANTT địa bàn nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đòi hỏi phải tổ chức nghiên cứu, phối hợp thực hiện ở nhiều cấp, nhiều ngành; đảm bảo việc nghiên cứu và thực hiện phải gắn với sự ổn định xã hội, phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và các hành vi VPPL. Đây là nhiệm vụ xã hội rất cấp bách. Tuy nhiên, đến nay chưa có nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và tổng hợp, đánh giá cụ thể, đầy đủ, dự báo một cách khoa học, toàn diện về tình hình ANTT trong 05 năm gần đây cũng như dự báo, định hướng đề xuất các giải pháp bảo đảm an ninh, trật tự tại địa bàn nông thôn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới, nhất là trong quá trình đô thị hóa và hội nhập quốc tế.

Do đó đòi hỏi phải tiến hành tổng hợp, khảo sát, đánh giá làm rõ kết quả, thực trạng, xác định nguyên nhân, dự báo và đề xuất các giải pháp bảo đảm an ninh, trật tự tại địa bàn nông thôn tỉnh Quảng Ngãi trong quá trình đô thị hóa, hội nhập quốc tế là vấn đề đặt ra rất cấp thiết và đặc biệt quan trọng. Việc nghiên cứu sẽ là cơ sở để các cấp ủy, chính quyền xây dựng các chủ trương, chính sách, biện pháp, triển khai các giải pháp phòng ngừa, giải quyết các vấn đề về ANTT phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững trên địa bàn tỉnh.

1. Định hướng mục tiêu

 - Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, đề xuất giải pháp ngăn ngừa, xử lý nhằm đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn nông thôn tỉnh Quảng Ngãi trong quá trình đô thị hóa và hội nhập quốc tế.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Đánh giá thực trạng tình hình an ninh chính trị, tội phạm và vi phạm pháp luật địa bàn nông thôn tỉnh Quảng Ngãi.  

+ Nghiên cứu nông thôn tỉnh Quảng Ngãi trong quá trình đô thị hóa và hội nhập quốc tế  giai đoạn 2016-2022.

+ Kết quả công tác đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại địa bàn nông thôn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 - 2022;

+ Nghiên cứu dự báo tác động của quá trình quá trình đô thị hóa và hội nhập quốc tế đến tình hình ANTT ở nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030.

+ Đề xuất các giải pháp đảm bảo ANTT tại địa bàn nông thôn tỉnh Quảng Ngãi trong quá trình đô thị hóa và hội nhập quốc tế góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển bền vững kinh tế- xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến 2030.

2. Yêu cầu đối với sản phẩm

- Bộ phiếu điều tra; Báo cáo kết quả điều tra.

- Các báo cáo khoa học về:

+ Cơ sở lý luận về đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn nông thôn trong quá trình đô thị hóa và hội nhập quốc tế. 

+ Đặc điểm nông thôn tỉnh Quảng Ngãi trong quá trình đô thị hóa và hội nhập quốc tế. 

+  Đánh giá thực trạng tình hình an ninh chính trị, tội phạm và vi phạm pháp luật (An ninh tôn giáo, An ninh dân tộc, An ninh mạng, An ninh các vấn đề xã hội khác…) trên địa bàn nông thôn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 - 2022.

+ Đánh giá thực trạng tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về hình sự, kinh tế, ma túy, môi trường… trên địa bàn nông thôn giai đoạn 2016 - 2022.

+ Báo cáo đánh giá công tác đảm bảo trật tự, an toàn xã hội (quản lý lao động xuất, nhập cảnh; quản lý cư trú; quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; đảm bảo trật tự an toàn giao thông…) trên địa bàn nông thôn giai đoạn 2016 - 2022.

+ Báo cáo đánh giá công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn nông thôn giai đoạn 2016 - 2022.

+ Dự báo tác động của quá trình quá trình đô thị hóa và hội nhập quốc tế đến tình hình ANTT ở nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030.

+ Dự báo tình hình an ninh chính trị, tội phạm và vi phạm pháp luật trên địa bàn nông thôn tỉnh Quảng Ngãi trong quá trình đô thị hóa và hội nhập quốc tế. 

+ Đề xuất các giải pháp đảm bảo ANTT tại địa bàn nông thôn tỉnh Quảng Ngãi trong quá trình đô thị hóa và hội nhập quốc tế góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển bền vững kinh tế- xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến 2030.

+ Bản kiến nghị về cơ chế chuyển giao, ứng dụng giải pháp giải pháp đảm bảo ANTT tại địa bàn nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đối với UBND tỉnh Quảng Ngãi và các cơ quan liên quan. 

- Kỷ yếu hội thảo.

- 02 Bài báo khoa học được đăng trên tạp chí chuyên ngành.

- Báo cáo tổng hợp đề tài (báo cáo chính và báo cáo tóm tắt).

24 tháng

2

Nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ, gợi ý soạn thảo văn bản hành chính tại một số cơ quan hành chính của tỉnh Quảng Ngãi.

Kỹ thuật công nghệ

Tuyển chọn

Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng Bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XX ngày 22/10/2020 đã chỉ ra xây dựng chính quyền kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động. Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh được UBND tỉnh xác định là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên thực hiện. Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 – 2025 được UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành tại Quyết định số 768/QĐ-UBND ngày 21/6/2021, đã xác định mục tiêu giai đoạn 2022 - 2025, mỗi năm tăng tối thiểu 20% tỷ lệ số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính đối với mỗi cấp hành chính cho đến khi đạt tỷ lệ 100% để đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, trừ các xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn.

Ứng dụng công nghệ thông tin ngày nay cũng đã trở nên cấp thiết trong mọi hoạt động hành chính. Tại mỗi đơn vị hành chính cấp tỉnh, khi có văn bản đến, chuyên viên văn thư cần phải phân loại, lấy số văn bản, ghi trích yếu, lập báo cáo và lưu trữ văn bản. Đây là một công việc đòi hỏi nhiều thời gian, công sức nhưng không hiệu quả khi số lượng văn bản đến là rất lớn. Đặc biệt, với các văn bản khẩn, đôi khi việc chuyển đến lãnh đạo còn chậm trễ, hoặc lãnh đạo vì có quá nhiều công việc mà chưa kịp xử lý hoặc quên xử lý dẫn đến các chính sách hoặc công việc chưa được xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, khi một chuyên viên cần soạn thảo một văn bản hành chính, các căn cứ cũng là một thách thức, khi chuyên viên bỏ sót căn cứ pháp lý, văn bản hành chính có thể thiếu cơ sở pháp lý hoặc không chặt chẽ. Do đó, cần có một hệ thống có khả năng phân loại văn bản đến tự động, tổng hợp các văn bản cần xử lý gấp, hoặc đưa ra các gợi ý về các văn bản pháp luật để làm căn cứ soạn thảo một văn bản pháp luật mới.

1. Định hướng mục tiêu:

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo xây dựng hệ thống phần mềm hỗ trợ, gợi ý soạn thảo văn bản hành chính áp dụng tại 2-3 cơ quan hành chính cấp tỉnh.

2. Yêu cầu đối với sản phẩm

- Hiện trạng phân loại, lưu trữ và soạn thảo văn bản hành chính tại 2-3 cơ quan hành chính cấp tỉnh.

- Hệ thống phần mềm hỗ trợ, gợi ý văn bản ứng dụng trí tuệ nhân tạo có các yêu cầu và chức năng:

+ Gợi ý soạn thảo các loại văn bản hành chính của 2-3 cơ quan hành chính cấp tỉnh theo quy định hiện hành

+ Xây dựng các template mẫu cho từng loại văn bản, cho các chủ đề khác nhau.

+ Hỗ trợ tìm các căn cứ phù hợp với từng loại văn bản: Đọc hiểu nội dung tiêu đề văn bản, căn cứ vào kho dữ liệu chung được thu thập và lịch sử soạn thảo của từng người dùng đề xuất những căn cứ phù hợp.

+ Tự động sửa lỗi chính tả, lỗi văn phong khi soạn thảo văn bản hành chính.

+ Tự động canh chỉnh lại văn bản sau khi hoàn tất việc soạn thảo.

+ Tìm kiếm, soạn thảo văn bản bằng giọng nói.

+ API kết nối với hệ thống iOffice.

- Báo cáo thử nghiệm hệ thống tại 2-3 cơ quan hành chính cấp tỉnh

- Bài báo khoa học chuyên ngành

- Báo cáo tổng kết

24 tháng

Danh mục bao gồm: 02 nhiệm vụ KH&CN

Tài liệu đính kèm: 95QD-UBND tinh.pdf

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 984

Tổng số lượt xem: 4234112