Truy cập nội dung luôn

Danh sách kết quả đề tài, dự án khoa học và công nghệ đã nghiệm thu trong năm 2020.

30/11/2020 13:59    1051

.

Danh sách kết quả đề tài, dự án nghiệm thu trong năm 2020

STT

TÊN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN

I

CẤP TỈNH

1

Quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận chè Minh Long.

- Năm thực hiện: 2016-2019

- Cơ quan chủ trì: Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Minh Long

- Chủ nhiệm dự án: KS. Nguyễn Đức Thịnh.

- Mục tiêu của nhiệm vụ: 

+ Xác định các tiêu chí, đặc tính cần thiết để chứng nhận sản phẩm chè mang nhãn hiệu chứng nhận chè Minh Long,

+ Thiết lập hệ thống, mô hình tổ chức, quản lý và khai thác có hiệu quả  sản phẩm chè xanh Minh Long mang nhãn hiệu chứng nhận chè Minh Long theo quy chế, quy định pháp luật (Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác, sơ chế, bảo quản sản phẩm chè xanh và phát triển thị trường).

+ Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở làm căn cứ kiểm soát chất lượng sản phẩm

- Kết quả thực hiện: 

+ Quản lý, khai thác, sử dụng nhãn hiệu chứng nhận chè Minh Long, góp phần phát triển sản xuất và thị trường tiêu thụ với 07 nội dung điều tra thực trạng, phân tích đánh giá tính chất đặc thù, xây dựng quy chế quản lý, mô hình sơ chế tiêu thụ, quảng bá thương hiệu, mô hinh sản xuất nguyên liệu chè và đào tạo huấn luyện chuyển giao kỹ thuật công nghệ mới.

+ Hướng dẫn kỹ thuật trồng, thu hái, sơ chế, đóng gói, bảo quản sản phẩm chè tươi Minh Long được ban hành góp phần làm căn cứ để điều chỉnh, cải tiến kỹ thuật sản xuất, chế biến của người dân vùng chè từ đó nâng cao năng suất chè nguyên liệu và hạ giá thành, tăng chất lượng chè thương phẩm.

+ Hoạt động marketing sản phẩm gồm xây dựng mã vạch sản phẩm, logo nhãn hiệu, thương hiệu bao bì sản phẩm, thông tin quảng bá giới thiệu sản phẩm đã đưa sản phẩm tiếp cận đến người tiêu dùng và là giải pháp chính để mở rộng thị trường sản phẩm chè tươi Minh Long và nhãn hiệu chứng nhận Chè Minh Long.

- Kinh phí thực hiện: 620 triệu đồng

- Lĩnh vực: Khoa học xã hội

2

Phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng các xã ven biển, hải đảo tỉnh Quảng Ngãi trong phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo tổ quốc.

- Năm thực hiện: 2017-2019

- Cơ quan chủ trì:  Trường Chính trị .

- Chủ nhiệm đề tài: TS. Trương Thị Mỹ Trang.

- Mục tiêu của nhiệm vụ:

Tập trung nghiên cứu, làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò và tầm quan trọng của việc phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng các xã ven biển, hải đảo tỉnh Quảng Ngãi trong phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Nghiên cứu thực trạng vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng các xã ven biển, hải đảo tỉnh Quảng Ngãi trong lãnh đạo phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Phân tích chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế; phân tích nguyên nhân, đề xuất phương hướng và giải pháp phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng các xã ven biển, hải đảo tỉnh Quảng Ngãi trong phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

- Kết quả thực hiện:

+ Nâng cao nhận thức cho Đảng ủy, HĐND, UBND, Mặt trận TQVN xã và các tổ chức chính trị xã hội các xã ven biển, hải đảo tỉnh Quảng Ngãi trong thực hiện lãnh đạo toàn diện các mặt công tác ở cơ sở với phương châm “Nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, chăm lo xây dựng chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể”, lãnh đạo sâu sát, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa cấp uỷ, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể trong hệ thống chính trị trong việc phục vụ nhân dân, tuyên truyền, vận động và lãnh đạo quần chúng Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đưa Nghị quyết của các cấp uỷ Đảng vào cuộc sống.

+ Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Đảng ủy, UBND, Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân các xã ven biển, hải đảo tỉnh Quảng Ngãi trong bảo vệ bảo vệ tài nguyên môi trường, thực hiện Luật biển, Luật nghĩa vụ quân sự gắn liền với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc....

- Kinh phí thực hiện:  837 triệu đồng

- Lĩnh vựcKhoa học xã hội.

4

Chọn tạo và phát triển một số giống lúa mới ngắn ngày có năng suất cao, phẩm chất gạo tốt phục vụ sản xuất để tăng thu nhập cho nông dân Quảng Ngãi và một số tỉnh khu vực miền Trung

- Năm thực hiện: 2018-2020

- Cơ quan chủ trì:  Trung tâm Giống Quảng Ngãi.

- Chủ nhiệm đề tài: CN. Đỗ Đức Sáu.

- Mục tiêu của nhiệm vụ:

- Chọn tạo 02 giống lúa mới ngắn ngày có thời gian sinh trưởng trong vụ Đông xuân từ 100 -115 ngày, trong vụ Hè thu từ 80 – 95 ngày; Năng suất đạt trung bình 60,0 tạ/ha trở lên; Phẩm chất gạo tốt, cơm ngon: Hạt dài 6,5 mm trở lên và có tỉ lệ dài/rộng (D/R) từ 3,0 trở lên; có tỉ lệ gạo nguyên, tỉ lệ gạo trắng trong từ 80% trở lên; hàm lượng amylose nhỏ hơn 23%, nhiệt độ hóa hồ trung bình, độ bền thể gen mềm; Cơm ngon, đạt điểm tổng hợp trên 12 điểm; Chống chịu được một số đối tượng sâu bệnh hại chính như bệnh đạo ôn, rầy nâu và cứng cây, chống đổ ngã mức độ trung bình trở lên. Phù hợp với điều kiện sản xuất tại Quảng Ngãi và một số tỉnh Miền Trung.

- Giống phải qua khảo nghiệm Quốc gia, được đánh giá có triển vọng, được Hội đồng KH- CN Cục Trồng trọt – Bộ NN và PTNT đồng ý cho sản xuất thử tại khu vực Miền Trung, được đăng ký bảo hộ giống cây trồng.

+ Xây dựng 02 hướng dẫn kỹ thuật canh tác giống lúa mới có chất lượng tốt.

+ Xây dựng mô hình trình diễn 12 mô hình tổng diện tích 60 ha, 5 ha/ mô hình của 2 giống lúa mới chọn tạo được để nông dân tiếp cận; tăng thu nhập cho người dân từ 10 -15 % so với sản xuất lúa thông thường.

- Kết quả thực hiện:

Sau hơn 30 tháng thực hiện, cơ quan chủ trì và chủ nhiệm đề tài đã thí nghiệm tập đoàn, so sánh đánh giá các dòng thuần ưu tú; xác định mật độ gieo sạ và liều lượng phân bón ( phân Đạm, Kali) phù hợp; xây dựng hướng dẫn kỹ thuật canh tác cho 02 giống lúa mới có chất lượng tốt; khảo nghiệm đánh giá phản ứng của giống mới đối với chủng bệnh đạo ôn và Rầy nâu tại Quảng Ngãi trong điều kiện nhân tạo; Khảo nghiệm DUS, bảo hộ  03 giống cây trồng; chọn tạo, khảo nghiệm giống lúa mới, trình công nhận sản xuất thử; xây dựng 12 mô hình sản xuất thử giống lúa mới và ứng dụng gói kỹ thuật để hoàn thiện kết quả nghiên cứu, giới thiệu cho nông dân tiếp cận; tập huấn 12 lớp, mỗi lớp có 40 học viên là cán bộ kỹ thuật, nông dân trong tỉnh để nắm bắt được đặc điểm giống lúa mới, gói biện pháp kỹ thuật sản xuất đạt hiệu quả cao giống mới QNg6, QNg13; tổ chức 01 hội nghị đầu bờ đánh giá các giống lúa mới QNg13, QNg6 trong vụ Đông Xuân 2018-2019 tại xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi…

Các giống lúa do đơn vị chọn tạo là vật liệu chính trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài đã được cơ quan Nhà nước đánh giá có tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định và cấp bằng bảo hộ, cho thấy qui trình công nghệ, trình độ, kỹ năng nghiên cứu trong đề tài phù hợp theo cấp độ Quốc gia, đáp ứng yêu cầu chọn tạo giống lâu dài sau này cho tỉnh; 03 giống lúa mới QNg6, QNg13 và QNg128 được công nhận sản xuất thử có các chỉ tiêu kỹ thuật tốt hơn giống lúa HT1 có nguồn gốc từ Trung Quốc, tương đương hoặc tốt hơn một số giống lúa chất lượng của Quốc gia như OM4900, OM6162, ML48 cũng như các giống lúa cải tiến từ viện nghiên cứu lúa Quốc tế IRRI (IR64) đang được cơ cấu sản xuất nhiều vùng trong nước.

- Kinh phí thực hiện:  2.302,83 triệu đồng

- Lĩnh vựcNông nghiệp.

5

Ứng dụng kỹ thuật nuôi trâu cải tiến để nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc H’re và bảo vệ môi trường ở huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi.

- Năm thực hiện:2017-2020

- Cơ quan chủ trì: UBND huyện Minh Long.

- Chủ nhiệm Dự án: CN. Võ Đình Tiến

- Mục tiêu của nhiệm vụ:

 - Tập huấn kỹ thuật cho 379 hộ chăn nuôi trâu đực giống và trâu cái sinh sản trong vùng dự án.

- Sử dụng trâu đực giống tốt phối giống có chửa 480 lượt cho đàn trâu cái địa phương. Trâu nghé sinh ra từ dự án có trọng lượng sơ sinh ≥21 kg/con, tỉ lệ nuôi sống đến 6 tháng tuổi đạt ≥ 90%.

- Xây dựng 130 chuồng nuôi về cải tiến kỹ thuật chăn nuôi trâu (chuồng trại kiên cố, đúng quy cách; có trồng cỏ và dự trữ rơm rạ; nông hộ từng bước áp dụng các kỹ thuật trong nuôi dưỡng và phòng bệnh).

- Hiệu chỉnh hoàn thiện 05 quy trình kỹ thuật chăn nuôi trâu phù hợp với điều kiện địa phương.

- Tạo mô hình huyện điểm ở miền núi tỉnh Quảng Ngãi về ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để phát triển chăn nuôi trâu.

- Kết quả thực hiện

- Điều tra 57 hộ chăn nuôi trâu ở 2 xã Long Môn và Long sơn, kết quả cho thấy, quy mô chăn nuôi phổ biến từ 5-6 con/hộ; đàn trâu cái sinh sản chiếm tỉ lệ khá cao (48% tổng đàn), bình quân tuổi đẻ lứa đầu là 48,6 tháng và khoảng cách lứa đẻ là 24,2 tháng; việc nuôi dưỡng và phòng bệnh cho đàn trâu chưa đảm bảo, công tác giống chưa được quan tâm, ...

- Hỗ trợ xây dựng 130 chuồng trâu kiên cố, đúng quy cách ở 130 hộ chăn nuôi trâu tại 11 thôn của 2 xã Long Môn và Long Sơn, huyện Minh Long; tổng diện tích chuồng trâu dự án hỗ trợ xây dựng đạt 1.560 m2;

- Đầu tư 12 trâu đực giống có nguồn gốc ngoài tỉnh, đảm bảo chất lượng. Tổ chức phối giống có chửa 528 lượt trâu cái, đã có 407 trâu nghé được sinh ra với trọng lượng sơ sinh bình quân 23,3 kg/con, tỉ lệ nghé nuôi sống đến 6 tháng tuổi đạt 98%, nghé có ngoại hình đẹp, thể chất khỏe;

- Xây dựng 62 mô hình trồng cỏ VA06, năng suất đạt 250 tấn/ha/năm đối với cỏ trồng thâm canh và đạt 156 tấn/ha/năm đối với cỏ trồng bán thâm canh. Từ mô hình dự án, cỏ trồng được nhân rộng trên địa bàn 2 xã thực hiện dự án đạt trên 3,5 ha.

- Tổ chức đào tạo 20 kỹ thuật viên cơ sở, tập huấn cho 325 nông hộ chăn nuôi trâu và hội nghị đầu chuồng với 100 đại biểu tham dự;

- Kinh phí thực hiện:  3.934.015 triệu đồng

- Lĩnh vực: Khoa học Nông nghiệp.

6

Ứng dụng công nghệ thông tin thí điểm xây dựng mô hình quản lý, vận hành hệ thống tưới nước tự động trên một phần diện tích tưới của kênh NVC2 thuộc hệ thống kênh chính Nam Thạch Nham tại xã Nghĩa Lâm, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi

- Năm thực hiện: 2017-2020

- Cơ quan chủ trì: Chi cục Thủy lợi tỉnh Quảng Ngãi

- Đồng chủ nhiệm đề tài: Th.S. Bùi Đức Thái – TS. Nguyễn Quốc Hiệp.

- Mục tiêu của nhiệm vụ: 

Ứng dụng công nghệ thông tin thí điểm xây dựng mô hình quản lý, vận hành hệ thống tưới nước tự động trên một phần diện tích tưới của kênh NVC2 thuộc hệ thống kênh chính Nam Thạch Nham tại Đồng Sạ, xã Nghĩa Lâm, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi nhằm góp phần hiện đại hóa hệ thống công trình thủy lợi, tăng cường năng lực quản lý, vận hành công trình thủy lợi, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp, giảm thiểu tổn thất nước và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên nước.

- Kết quả thực hiện: 

- Điều tra, khảo sát tổng hợp, thu thập các tài liệu, số liệu khu tưới mẫu phục vụ cho công việc dự án. Trên cơ sở số liệu được khảo sát, điều tra, thu thập cơ bản đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tính toán các nội dung chính như: tính toán nhu cầu nước của cây trồng trong khu tưới, cân bằng nước cho khu tưới, lập kế hoạch tưới, hoàn thiện phần mềm tính toán, điều khiển tưới, thiết kế lắp đặt thiết bị công nghệ điều khiển, đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội,...

- Phân tích, số hóa bản đồ và xử lý số liệu: Từ số liệu thu thập, dự án đã thực hiện việc rà soát từ những dữ liệu đã thu thập được phục vụ cho việc xử lý dữ liệu. Số hóa chuyển đổi và biên tập bản đồ thu thập được dạng chuẩn, hỗ trợ cho việc cập nhật cơ sở dữ liệu vào hệ thống: Ô thửa, kênh thủy lợi, địa giới… Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu các lớp bản đồ. Rà soát và đối chiếu với với khung cơ sở dữ liệu mà phần mềm quản lý, giám sát điều khiển và hỗ trợ điều hành hệ thống tưới theo thời gian thực dựa trên công nghệ WebGIS theo thời gian thực áp dụng cho khu tưới sử dụng để phát hiện những dữ liệu chưa chuẩn xác (kiểu dữ liệu, định dạng dữ liệu, …)

- Lắp đặt hệ thống cửa van và thiết bị điều khiển

+ Lắp đặt cụm cửa van điều tiết; Lắp đặt thiết bị, dựng trạm giám sát; Lắp đặt đầu đo mực nước mặt ruộng đối với cống COT2, COT3, COT4, COT5, COT6; Lắp đặt hệ thống tiếp địa; Cấu hình, kiểm tra, hiệu chỉnh đầu đo và kết nối hệ thống.

* Thiết bị đo nước tự động (07 bộ):

- Kích thước cửa van BxR=(0,4x0,6)m;

- Kiểu thiết kế: Dạng mô đun, lắp ghép, tháo rời;

- Chế độ vận hành: Tại chỗ: Bằng tay (cơ cấu quay), bằng điện (thông qua nút bấm và menu); Từ xa: Thông qua truyền thông (thông qua phần mềm scada);

-Chế độ điều khiển: Điều khiển theo vị trí mở; điều khiển theo lưu lượng đặt; điều khiển theo mực nước thượng, hạ lưu;

-Giao diện điều khiển: Tại chỗ: Phím điều khiển với menu và màn hình LCD 16x2; Từ xa: Qua phần mềm SCADA;

-Cơ cấu truyền động cơ khí: tời kéo, bánh răng;

-Động cơ điện: 12V;

-Nguồn điện cung cấp: Pin mặt trời, ắc qui tích hợp;

-Tích hợp cảm biến đo mực nước, độ mở S-GATE;

* Thiết bị đo mực nước kiểu áp suất (05 bộ):

- Dải đo 0-10m;

- Các module phần mềm Quản lý, giám sát điều khiển và hỗ trợ điều hành hệ thống tưới theo thời gian thực để phù hợp với khu tưới.

+  Phần mềm chạy trên địa chỉ http://quangngai.thuyloivietnam.vn/ giúp quản lý, giám sát điều khiển và hỗ trợ điều hành hệ thống tưới theo thời gian thực có được nâng cấp đáp ứng phù hợp với khu tưới trên giao diện máy tính (PC, máy tính xách tay, máy tính bảng) và điện thoại di động gồm toàn bộ chức năng phần mềm hiện có và bổ sung những tính năng mới gồm:

(1) Module quản lý thông tin chung và thông số kỹ thuật của công trình kênh: Module này cho phép người dùng được cấp quyền có thể cập nhật thông tin chung và các thông số kỹ thuật của Kênh tưới trên giao diện

(2) Module khai báo và chỉnh sửa công trình Kênh trực quan trên bản đồ WebGIS: Cho phép khai báo và chỉnh sửa vị trí công trình Kênh tưới trực tiếp trên giao diện bản đồ WebGIS

(3) Module tìm kiếm công trình Kênh theo nhiều tiêu chí khác nhau: Cho phép tìm kiếm công trình Kênh theo nhiều tiêu chí khác nhau, kết quả tìm được sẽ hiển thị vị trí của công trình trên bản đồ WebGIS

(4) Module quản lý thông tin chung và thông số kỹ thuật của công trình cống: Cho phép người dùng được cấp quyền có thể cập nhật thông tin chung và các thông số kỹ thuật của Cống trên giao diện.

(5) Module khai báo,chỉnh sửa công trình cống trực quan trên bản đồ WebGIS:Cho phép khai báo và chỉnh sửa vị trí công trình Cống trực tiếp trên giao diện bản đồ WebGIS.

(6) Module tìm kiếm công trình cống theo nhiều tiêu chí khác nhau: Cho phép tìm kiếm công trình Cống theo nhiều tiêu chí khác nhau, kết quả tìm được sẽ hiển thị vị trí của công trình trên bản đồ WebGIS.

(7) Module kết nối với hệ thống SCADA để hiển thị số liệu giám sát: Cho phép kết nối với dữ liệu đầu ra của hệ thống SCADA. Số liệu quan trắc hiển thị trên bản đồ có một số chức năng sau: có thể hiển thị nhãn thông tin quan trắc tức thời và biểu tượng trạng thái trên bản đồ ở tỷ lệ phóng to nhất định; khi di chuột vào đối tượng sẽ hiển thị thông tin tóm tắt cơ bản; khi nhấp chuột sẽ hiển thị thông tin đầy đủ tại một cửa sổ trên nền WebGIS; nhãn và biểu tượng có thể tự động cập nhật thông tin và trạng thái mới nhất từ cơ sở dữ liệu.

(8) Module hỗ trợ lập kế hoạch điều hành các hệ thống tưới để phù hợp với khu tưới thí điểm: Hệ thống sẽ tính toán lại khả năng đáp ứng lượng nước khi người dùng điều chỉnh lịch gieo trồng, lịch tưới luân phiên, cơ cấu cây trồng và đưa ra khuyến cáo điều chỉnh cơ cấu cây trồng, lịch gieo trồng để phù hợp với điều kiện nguồn nước hiện tại và dự báo.

Để thao tác với phân hệ lập kế hoạch tưới thì tại trang chủ hệ thống, người dùng bấm chọn lập kế hoạch tưới. Các chức năng thuộc phân hệ lập kế hoạch tưới bao gồm: Dữ liệu mưa, dữ liệu khí tượng thủy văn, tiến độ sản xuất, bố trí cây trồng, lập kế hoạch tưới.

(9) Module tính toán dự báo nhu cầu dùng nước của các hệ thống tưới theo thời gian thực: Cho phép khai báo một hệ thống tưới phụ trách nhiều cống mặt ruộng, tính toán dự báo nhu cầu dùng nước của các hệ thống tưới là tổng hợp dự báo nhu cầu tưới của các cống mặt ruộng

- Theo dõi, kiểm nghiệm các số liệu đo, các chức năng hoạt động của các thiết bị đo ngoài hiện trường

Dự án đã xây dựng một mô hình quản lý, vận hành hệ thống tưới nước tự động, thông minh trên một phần diện tích tưới của kênh NVC2 thuộc hệ thống kênh chính Nam Thạch Nham tại Đồng Sạ, xã Nghĩa Lâm, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi gồm: Hệ thống cửa van và thiết bị điều khiển; Phần mềm quản lý, giám sát điều khiển và hỗ trợ điều hành hệ thống tưới theo thời gian thực và Mô hình quản lý, vận hành, khai thác. Đối với việc xác định lại hệ số tưới, dự án đã xác định được hệ số tưới là 1,2 l/s/ha do vậy trước mắt, xin khuyến nghị có thể áp dụng hệ số tưới này với hệ thống tưới tương tự và ở quy mô nhỏ. Dự án cũng đã thực hiện việc đánh giá hiệu quả kinh tế, kỹ thuật và xã hội của việc áp dụng công nghệ thông minh, hiện đại vào thực tiễn sản xuất ở địa phương; phát hiện những tồn tại và đề xuất giải pháp cải tiến, khắc phục….

- Kinh phí thực hiện: 1.830 triệu đồng

- Lĩnh vực: Kỹ thuật và Công nghệ

7

Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển chăn nuôi bò lai, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi

- Năm thực hiện:2017-2020

- Cơ quan chủ trì: Trạm khuyến nông huyện Đức Phổ

- Chủ nhiệm dự án:  KS. Huỳnh Long.

- Mục tiêu của nhiệm vụ: 

- Chuyển giao 06 hướng dẫn kỹ thuật về lai tạo giống, xây dựng chuồng trại, nuôi dưỡng bò/bê, phòng bệnh, trồng cỏ giống mới phù hợp với điều kiện thực tế cho nông hộ vùng dự án.

- Nâng cao kiến thức và kỹ năng về lai tạo giống bò, xây dựng chuồng trại, nuôi dưỡng bò/bê, phòng bệnh cho bò, trồng cỏ giống mới cho 1.000 hộ trong vùng dự án.

- Phối giống nhân tạo 2.500 lượt bò cái ở các hộ mô hình bằng tinh các giống bò hướng thịt, có chửa đạt 1.875 lượt bò cái, tỷ lệ phối giống có chửa ≥ 75%, tạo hơn 1.680 bê lai hướng thịt có trọng lượng sơ sinh bình quân ≥ 24 kg/con; tỷ lệ bê nuôi sống đến cai sữa đạt trên 90%.

- Hình thành 18 ha cỏ (VA06, TD58 và Mulato) ở 600 hộ với năng suất trung bình ≥ 200 tấn/ha/năm.

- Hỗ trợ 50 chuồng trại xây dựng mới và 70 chuồng trại sửa chữa, chỉnh trang đạt yêu cầu về quy cách, chất lượng và phù hợp với cảnh quan.

- Xây dựng mô hình nuôi thâm canh bê lai hướng thịt (bê sinh ra từ phối giống dự án) với quy mô 80 con, trọng lượng lúc 12 tháng tuổi đạt trên 180 kg/con.

- Kết quả thực hiện:

- Điều tra đàn bò và tình hình chăn nuôi được thực hiện trong năm 2017, các điều tra viên đã tiến hành khảo sát, điều tra tại 1.000 hộ chăn nuôi bò ở 2 xã Phổ Phong, Phổ Nhơn, sau đó chọn 600 hộ (mỗi xã 300 hộ) đủ điều kiện tham gia dự án.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi bò cái lai Zê bu sinh sản

Tuyển chọn bò cái: Thông qua điều tra, căn cứ vào các tiêu chí về: Phẩm giống, ngoại hình, tuổi, trọng lượng, khả năng sinh sản đã tuyển chọn được 1.466 bò cái của 600 hộ có nuôi từ 2 - 5 bò cái sinh sản để chọn tham gia dự án. Về phẩm giống, đàn bò cái lai Zê bu chọn tham gia dự án có chênh lệch không đáng kể, tỷ lệ đàn cái lai Sind (49,6%), đàn cái lai Brahman (49,3%), bò cái có tầm vóc trọng lượng lớn (bình quân 313kg/con) và đang trong độ tuổi sinh sản tốt (đã đẻ 2,3 lứa). Vì vậy, chất lượng đàn cái nền tốt rất thuận lợi trong việc sử dụng tinh các giống bò chuyên thịt để phối giống.

Tổ chức phối giống cho bò cái ở các hộ tham gia mô hình: Tổ chức 02 điểm phối giống ở xã Phổ Phong, Phổ Nhơn với 9 dẫn tinh viên hoạt động. Tinh bò giống sử dụng 100% là tinh bò ngoại gồm 04 giống: Charolais, Red Angus, BBB và Brahman. Tinh giống bò sử dụng tùy thuộc vào chất lượng bò cái sinh sản và điều kiện nuôi dưỡng của nông hộ, cụ thể: Với những hộ ít có khả năng đầu tư thì sử dụng tinh nhóm bò Zê bu (giống Brahman). Với những hộ có khả năng đầu tư thì sử dụng tinh nhóm bò chuyên thịt (Charolais, Red Angus, BBB).           Kết quả phối giống (thực hiện từ tháng 12/2017 đến tháng 12/2019): Số lượng bò cái phối giống có chửa 1.972 con đạt 105% so với kế hoạch đề ra (1.875 con), tỉ lệ phối giống có chửa là khá cao (đạt 79%); số lượt bò cái được phối giống bằng tinh các giống bò chuyên thịt (1.900 lượt) chiếm tỷ lệ cao hơn số lượt bò cái được phối giống bằng tinh bò Zê bu (600 lượt) do nhu cầu của thị trường tiêu thụ.

Bê lai sinh ra từ kết quả phối giống dự án: Về số lượng, phẩm giống: Thống kê đến tháng 10/2020, số bê sinh ra từ phối giống dự án là 1.846 con (đạt 110% kế hoạch), trong đó bê lai Brahman là 469 con,  bê lai chuyên thịt 1.377 con.

- Về ngoại hình, thể chất: Bê sinh ra đã có sự khác biệt rõ ràng giữa các giống, ngoài màu sắc lông đặc trưng của từng phẩm giống, thì trọng lượng sơ sinh và hình dáng/kết cấu các bộ phận của bê ở các phẩm giống cũng có sự khác biệt. Bê lai Brahman có màu lông đỏ tai to, dài và cụp xuống, tầm vóc lớn, u vai phát triển, thể chất chắc, khỏe mạnh; bê lai chuyên thịt có màu lông tùy thuộc phẩm giống (Charolais: màu lông trắng, BBB: màu lông trắng loang xám, Red Angus màu lông đỏ sậm), tầm vóc lớn, tai tròn và nhỏ, mông nở, ngực sâu, 04 chân to.

- Về sinh trưởng, phát triển của đàn bê nuôi ở mô hình trình diễn là khá tốt, nhóm bê lai các giống chuyên thịt (BBB, Charolais, Red Angus) phát triển về tầm vóc, tăng trọng nhanh hơn nhiều so với bê lai Brahman ở cùng thời điểm. Bê lai hướng thịt được nuôi thâm canh đến 12 tháng tuổi đạt trọng lượng bình quân 278 kg/con (đối với bê lai Brahman) và 319 kg/con (đối với bê lai các giống chuyên thịt) - vượt xa chỉ tiêu mô hình đề ra (>180 kg/con), tỷ lệ nuôi sống đạt 100%.

Với các bê lai hướng thịt nuôi tại các mô hình trình diễn, so với bê ngoài mô hình có trọng lượng đạt cao hơn bình quân 30,8 kg/con khi nuôi đến 12 tháng tuổi.

Hỗ trợ xây dựng mới, sửa chữa, chỉnh trang chuồng trại

Dự án đã hỗ trợ các hộ dân thực hiện 50 chuồng xây dựng mới, 70 chuồng sửa chữa, chỉnh trang với kinh phí 237.820.000 đồng (đạt 100% kế hoạch). Qua nghiệm thu các chuồng xây dựng mới và sửa chữa chỉnh trang đảm bảo  chất lượng theo thiết kế hướng Xây dựng mô hình trồng cỏ VA06 và Mulato theo phương thức thâm canh và bán thâm canh với tổng diện tích 15 ha (300 m2/hộ); năng suất cỏ trồng thâm canh đạt 340 tấn/ha/năm, bán thâm canh đạt 200 tấn/ha/năm. Từ mô hình của dự án, đến cuối năm 2017 diện tích trồng cỏ được nhân rộng lên 33,1 ha.

Mô hình nuôi thâm canh bê lai hướng thịt với tổng số 80 con (20 con/xã) tại 76 hộ ở 4 xã, thị trấn. Bê lai 18 tháng tuổi đạt trọng lượng bình quân 314 kg (Brahman),  370 kg (Red Angus), 388 kg (Charolais) và  406 kg (BBB), năng suất tăng từ 10-14% so với bê nuôi ở các hộ khác trong dự án.

Xây dựng mô hình trồng cỏ năng suất cao

 Song song với công tác lai tạo giống bò, Cơ quan chủ trì đã triển khai xây dựng 580/600 vườn cỏ trồng các giống cỏ có năng suất cao tại các hộ chọn tham gia dự án, đạt 96%. Mô hình sử dụng 03 giống cỏ đang được nhiều địa phương trong nước trồng đạt năng suất cao là VA06 (trồng hom) và Mulato, TD58 (gieo hạt). Tổng diện tích thực hiện đạt 14,86/18 ha, đạt 82% kế hoạch (gồm 11,99 ha cỏ VA06; 2,87 ha cỏ Mulato,TD58) – quy mô 300m2/vườn cỏ, do 20 hộ đã có sẵn vườn cỏ. Năng suất cỏ trồng có sự khác biệt giữa các giống và phụ thuộc lớn vào điều kiện canh tác của nông hộ. Với phương thức trồng thâm canh bình quân năng suất cỏ mô hình đạt 360 tấn/ha/năm, với phương thức trồng bán thâm canh bình quân năng suất cỏ mô hình chỉ đạt 200 tấn/ha/năm; giống cỏ VA06 có năng suất vượt trội so với giống cỏ Mulato, TD58 ở cả điều kiện trồng thâm canh và bán thâm canh.

Từ nguồn giống dự án, các hộ mô hình lựa chọn giống cỏ phù hợp để phát triển nhân rộng tối thiểu 500m2/vườn cỏ để đảm bảo đủ nguồn cỏ cung cấp cho bò. Sau gần 3 năm triển khai mô hình, diện tích cỏ trồng nhân rộng là 600 vườn cỏ đạt khoảng 37,2 ha.

- Kinh phí thực hiện:  40.760.505  triệu đồng

- Lĩnh vực: Khoa học Nông nghiệp.

8

Sưu tầm, dịch thuật, phân loại và đánh giá tư liệu Hán Nôm ở  Quảng Ngãi.

- Năm thực hiện: 2017-2019

- Cơ quan chủ trì: Sở văn hóa thể thao và Du lịch.

- Chủ nhiệm đề tài: TS.Nguyễn Đăng Vũ

- Mục tiêu của nhiệm vụ:

+ Sưu tầm, lựa chọn dịch thuật, phân loại các tư liệu Hán Nôm có giá trị hiện đang tản mác trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

+ Đánh giá giá trị tư liệu Hán Nôm sưu tầm: Bao gồm đánh giá giá trị tổng quát và giá trị có thể có ở các mặt: Giá trị về hành chính, chính trị; giá trị về kinh tế; giá trị về văn hóa - xã hội; giá trị về an ninh – quốc phòng.

+ Đề ra các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị tư liệu Hán Nôm đã sưu tầm, dịch thuật, phân loại.

+ Tạo lập kho dữ liệu Hán Nôm chung cho toàn tỉnh, phục vụ nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu, giảng dạy và học tập cho các ngành, các cấp, các nhà nghiên cứu, sinh viên, học sinh trong và ngoài tỉnh.

- Kết quả thực hiện

- Đã đã sưu tầm được khoảng 20.000 trang tài liệu chữ Hán, chữ Nôm, hiện được lưu giữ chủ yếu trong nhà thờ nhiều dòng họ ở các huyện đồng bằng, ven biển, thành phố Quảng Ngãi, và huyện đảo Lý Sơn….

- Kinh phí thực hiện:  880  triệu đồng

- Lĩnh vực: Khoa học xã hội và nhân văn

9

Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phát triển đàn bò lai hướng thịt trên nền bó cái zêbu tại các xã miền núi, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi”

- Năm thực hiện:2017-2020

- Cơ quan chủ trì: UBND huyện Sơn Tịnh.

- Chủ nhiệm Dự án: ThS. Phạm Hồng Sơn

- Mục tiêu của nhiệm vụ:

- Chuyển giao đến nông hộ 6 hướng dẫn kỹ thuật về; Lai tạo giống và biện pháp nâng cao tỷ lệ thụ thai trong thụ tinh nhân tạo bò; kỹ thuật chăn nuôi bò cái lai Zêbu sinh sản; kỹ thuật chăn nuôi bê lai hướng thịt; Biện pháp phòng chống bệnh trong chăn nuôi bò; kỹ thuật trồng các giống cỏ năng suất cao và chế biến thức ăn hỗn hợp lên men từ các phụ phẩm nông công nghiệp làm thức ăn cho bò thịt và kỹ thuật xây dựng chuồng trại đúng quy cách đàm bảo vệ sinh môi trường.

- Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong chân nuôi bò cái lai Zêbu sinh sản, cho 600 hộ dân, mỗi hộ có từ 02 con bò cải sinh sàn trở lên

- Phối giống nhân tạo tinh bò thịt có chửa 2.500 lượt bò cái lai Zêbu bằng tinh các giống bò hướng thịt; số lượng bò cái có chửa 1.875 lượt đạt 75%; Tạo ra hơn 1.750 con bê lai hướng thịt có trọng lượng sơ sinh bình quân > 24kg/con; Tỷ lệ bê nuôi sống đến cai sữa đạt trên 90% khoảng 1.600 con;

- Tạo mô hình nuôi thâm canh bê lai hướng thịt, quy mô 90 con, trọng lượng lúc 12 tháng tuổi đạt 180kg/con trở lên.

- Hình thành 18 ha cỏ các loại/600 hộ dân, năng suất trung bình đạt trên 200 tấn/ha/năm.

- Hỗ trợ di dời, xây dựng mới 100 chuồng và chỉnh trang, sửa chữa 50 chuồng nuôi bò theo đúng quy cách của Sở NN và PTNT tỉh Quảng Ngãi ban hành.

- Nâng cao kiến thức và kỹ năng về lai tạo giống bò và nuôi thâm canh bò lai chuyên thịt cho người dân trong vùng dự án.

- Kết quả thực hiện

-  Điều tra, đánh giá thực trạng đàn bò và tình hình chăn nuôi

Thực hiện điều tra 800 hộ/3 xã (Tịnh Giang: 290 hộ, Tịnh Đông: 238 hộ và Tịnh Hiệp: 272 hộ) về chất lượng đàn bò và tình hình chăn nuôi nhằm chọn 600 hộ (Tịnh Giang: 199 hộ, Tịnh Đông: 201 hộ và Tịnh Hiệp: 200 hộ) tham gia dự án với các nội dung điều tra như sau: Số lượng, cơ cấu đàn bò; chất lượng đàn cái hậu bị và sinh sản; phương thức chăn nuôi và nhu cầu phối giống; hiện trạng chuồng trại ở các hộ; tình hình trồng cỏ; sử dụng thức ăn trong nuôi bò; công tác phòng bệnh...

- Xây dựng mô hình chăn nuôi bò cái lai Zê bu sinh sản

+ Chọn hộ, chọn bò tham gia

 Theo các tiêu chí về điều kiện nông hộ (trong vùng dự án, tự nguyện tham gia, có đất trồng cỏ) và tình hình đàn bò (có ≥ 2 bò cái lai Zê bu từ 18 tháng tuổi trở lên, trọng lượng ≥220 kg/con).   Qua kết quả điều tra, chọn hộ tại 3 xã, trung bình mỗi hộ tại các xã khảo sát có 4 con bò, dao động 3,55 đến 4,7 con/hộ. Như vậy, số lượng hộ chọn tham gia dự án ở các xã đảm bảo theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra và số bò cái ở mỗi hộ bình quân là 04 con cao hơn so với kế hoạch đề ra (bình quân 02 con/hộ), có sự khác nhau giữa các vùng, cao nhất là xã Tịnh Hiệp và thấp nhất là ở xã Tịnh Đông.

+ Tổ chức phối giống cho bò cái ở các hộ tham gia mô hình

- Hằng năm, BQL dự án hợp đồng với KTV  03 xã dự án  tổ chức phối giống, số lượng KTV trực tiếp triển khai phối giống là 05 KTV. Tinh bò sử dụng 100% là tinh bò ngoại, gồm 04 giống: Drouhtmaster, Charolais, Red Angus và BBB. Tinh giống bò sử dụng tùy thuộc vào nhu cầu hộ chăn nuôi, chất lượng bò cái sinh sản và điều kiện nuôi dưỡng của nông hộ.

+ Bê lai sinh ra từ kết quả phối giống dự án

Số lượng bê lai sinh ra trong cả chu kỳ thực hiện dự án đạt so với thuyết minh đã phê duyệt (kế hoạch đề ra là trên 1.875 con). Giữa các địa bàn triển khai dự án, không những có sự khác biệt lớn về số lượng bê sinh ra, mà cơ cấu giống cũng không giống nhau. Với xã Tịnh Giang, mặc dù có lượng bê lai sinh ra là khá cao, song phần lớn là bê lai BBB (chiếm 53,1% tổng số bê sinh ra), đặc biệt số bê lai Red Angus  có mặt là quá ít so với các giống bê khác. Điều này cho biết, ngoại hình và màu sắc lông da ở con lai, thị hiếu của thị trường ưa chuộng đã ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn giống để phối…..

- Kinh phí thực hiện:  10.168,355 triệu đồng

- Lĩnh vực:  Khoa học Nông nghiệp.

10

Nghiên cứu bảo tồn và phát triển vùng ớt Xiêm rừng tại huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.

- Năm thực hiện: 2018-2020

- Cơ quan chủ trì: Đại học Huế - Trường Đại học Nông lâm.

- Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Ngọc Truyền

- Mục tiêu của nhiệm vụ:

+ Xác định, khoanh vùng phân bố ớt xiêm rừng trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi;

+ Xác định vùng quy hoạch bảo tồn và phát triển ớt xiêm rừng dựa vào cộng đồng;

+ Xây dựng vườn ươm cây giống dựa vào cộng đồng;

+ Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm ớt xiêm rừng;

+ Xây dựng hướng hướng dẫn kỹ thuật bảo quản và chế biến ớt Xiêm rừng

+ Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận ớt Xiêm rừng Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.

- Kết quả thực hiện

- Đã khảo sát và xây dựng bản đồ quy hoạch, bảo tồn vùng ớt Xiêm rừng là 1.161,82 ha, chủ yếu là diện tích rừng phòng hộ ở các xã Sơn Cao, Sơn Bao, Sơn Thành, Sơn Trung và Thị trấn Di Lăng; diện tích quy hoạch trồng phát triển ớt Xiêm là 2.711 ha; khảo sát và xây dựng vườn ươm cây giống ớt Xiêm dựa vào cộng đồng với diện tích 200m2, quy mô đáp ứng cung cấp khoảng 80.000-90.000 cây giống/1 lần xuất vườn; thực hiện mô hình, trồng thử nghiệm (trồng tập trung) trên diện tích 500m2 và trồng phân tán dưới tán rừng (15 hộ tham gia, mỗi hộ trồng thử nghiệm 100 cây); Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật bảo quản và chế biến ớt Xiêm rừng; Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận ớt Xiêm rừng huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số:361089, cấp theo Quyết định số: 68313/QĐ-SHTT, ngày 26/8/2020....

- Kinh phí thực hiện:  1.090  triệu đồng

- Lĩnh vực: Khoa học Nông nghiệp

II

CẤP CƠ SỞ

1

Điều tra đánh giá hàm lượng một số kim loại nặng trong nước giếng tại 3 xã ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

- Năm thực hiện: 2019-2020

- Cơ quan chủ trì: Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ khoa học công nghệ.

- Chủ nhiệm đề tài: CN. Võ Tín Dũng

- Mục tiêu của nhiệm vụ:

- Điều tra, khảo sát tình hình sử dụng nước giếng tại 03 xã ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (xã Phổ Thạnh huyện Đức phổ, xã Tịnh Kỳ thành phố Quảng Ngãi, xã Bình Thạnh huyện Bình Sơn).

- Lấy 120 mẫu, phân tích xác định hàm lượng sắt, mangan, đồng, kẽm, crom, chì, asen, cadimi, thủy ngân  trong nước giếng tại 03 xã ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

- Đánh giá mức độ nhiễm kim loại nặng trong nước giếng về hàm lượng sắt, mangan, đồng, kẽm, crom, chì, asen, cadimi, thủy ngân theo  QCVN 01-1: 2018/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

- Đưa ra các cảnh báo và đề xuất biện pháp can thiệp ban đầu nhằm giảm thiểu mức độ nhiễm kim loại nặng trong nước giếng và khuyến cáo người dân sử dụng nguồn nước an toàn.

- Kết quả thực hiện

- Điều tra, khảo sát tình hình sử dụng nước giếng tại 3 xã ven biển Phổ Thạnh, Tịnh Kỳ và Bình Thạnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Quy mô điều tra khảo sát là 200 phiếu cụ thể phường Phổ Thạnh 67 phiếu, xã Tịnh Kỳ 66 phiếu và xã Bình Thạnh 67 phiếu cụ thể:

- Màu nước sinh hoạt tại phường Phổ Thạnh có 15/67 mẫu (chiếm tỷ lệ 22,4%); xã Tịnh Kỳ có  0/66 mẫu (Tỷ lệ 0%); xã Bình Thạnh có 8/67 mẫu (chiếm tỷ lệ 11,9%) nước có màu không đạt yêu cầu (màu đục, vàng).

- Mùi nước sinh hoạt tại phường Phổ Thạnh có 08/67 mẫu (chiếm tỷ lệ 11,9%); xã Tịnh Kỳ có 0/66 mẫu (chiếm tỷ lệ 0%); xã Bình Thạnh có 8/67 mẫu (chiếm tỷ lệ11,9%) nước có mùi không đạt yêu cầu (mùi tanh, mùi lạ).

- Vị nước sinh hoạt tại phường Phổ Thạnh có 08/67 mẫu (chiếm tỷ lệ 11,9%); xã Tịnh Kỳ có 23/66 mẫu (chiếm tỷ lệ 34,8%); xã Bình Thạnh có 02/67 mẫu (chiếm tỷ lệ 3%) nước có vị không đạt yêu cầu (vị mặn).

Về Chất lượng hàm lượng các kim loại nặng trong nước giếng qua kết quả phân tích 120 nước giếng cho thấy:

- Hàm lượng các chỉ tiêu Đồng, Kẽm, Crom, Chì, Cadimi, Thủy ngân trong 120 mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép.

- Hàm lượng sắt (Fe): 4/120 (chiếm 3,33%) mẫu vượt giới hạn cho phép, trong đó xã Bình Thạnh 2/40 mẫu (chiếm 5%), Phổ Thạnh 1/40 mẫu (chiếm 2,50%), Tịnh Kỳ 1/40 mẫu (chiếm 2,50%).

- Hàm lượng Mangan(Mn): 34/120 (chiếm 28,33%) mẫu vượt giới hạn cho phép, trong đó tập trung nhiều nhất ở xã Bình Thạnh 23/40 mẫu (chiếm 57,5%), Phổ Thạnh 8/40 mẫu (chiếm 20%), Tịnh Kỳ 3/40 mẫu (chiếm 7,5%).

- Hàm lượng Asen có 1/120 (chiếm 0,83%)  mẫu vượt giới hạn cho phép trong đó xã Bình Thạnh 1/40 mẫu (chiếm 2,5%).

- Kinh phí thực hiện:  200  triệu đồng

- Lĩnh vực: Khoa học xã hội

2

Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp khuyến khích hoạt động đánh giá sự phù hợp (ĐGSPH) của doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

- Năm thực hiện: 2019-2020

- Cơ quan chủ trì: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

- Chủ nhiệm đề tài: Huỳnh Thị Phương Thu

- Mục tiêu của nhiệm vụ:

- Đánh giá đúng thực trạng hoạt động đánh giá sự phù hợp của doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

- Tạo lập được cơ sở dữ liệu về tình hình đánh giá sự phù hợp của doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi để phục vụ công tác quản lý, phối hợp, tham mưu, báo cáo; cung cấp thông tin cho tổ chức/cá nhân có nhu cầu.

- Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi cao trong việc khuyến khích, đẩy mạnh hoạt động đánh giá sự phù hợp của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hội nhập quốc tế.

- Kết quả thực hiện

1. Tình hình doanh nghiệp điều tra, khảo sát

Điều tra, khảo sát 335 doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn 12 huyện, thị xã, thành phố: Thành phố Quảng Ngãi (125 doanh nghiệp); thị xã Đức Phổ (14 doanh nghiệp); huyện Bình Sơn (64 doanh nghiệp); huyện Sơn Tịnh (41 doanh nghiệp); huyện Tư Nghĩa (18 doanh nghiệp); huyện Nghĩa Hành (21 doanh nghiệp); huyện Mộ Đức (18 doanh nghiệp); huyện Trà Bồng (10 doanh nghiệp); huyện Sơn Hà (04 doanh nghiệp); huyện Sơn Tây (04 doanh nghiệp); huyện Ba Tơ (09 doanh nghiệp); huyện Lý Sơn (07 doanh nghiệp).

+ Doanh nghiệp có hoạt động xuất, nhập khẩu

Có 56 doanh nghiệp sản xuất có hoạt động xuất/nhập khẩu trên địa bàn 7 huyện, thị xã, thành phố.

- Có 28 doanh nghiệp đồng thời xuất và nhập khẩu;

- 32 doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu nguyên liệu;

- 52 doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa.

+ Doanh nghiệp hiểu biết về hoạt động đánh giá sự phù hợp

Theo kết quả khảo sát, có 174/335 doanh nghiệp có biết về hoạt động ĐGSPH. Trong đó, chỉ có 89 doanh nghiệp chủ động tìm hiểu, nghiên cứu đầy đủ về hoạt động này; còn lại các doanh nghiệp chỉ nắm bắt hoạt động thông qua cơ quan quản lý nhà nước với một số hoạt động bắt buộc riêng biệt như thử nghiệm mẫu, giám định chất lượng, hiệu chuẩn, chứng nhận và công bố (CN&CB) hợp quy sản phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Trong 174 doanh nghiệp có biết về hoạt động ĐGSPH, có 70 doanh nghiệp là đối tượng phải CN&CB hợp quy sản phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Tuy nhiên, có 54 doanh nghiệp đã thực hiện CN&CB hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa và 16 doanh nghiệp chưa thực hiện CN&CB hợp quy.

+ Hoạt động đánh giá sự phù hợp của doanh nghiệp

Có 158/335 doanh nghiệp thực hiện ĐGSPH trên địa bàn 11 huyện/thị xã/thành phố (trừ huyện Sơn Tây). Trong đó:

- Có 124/335 doanh nghiệp thực hiện thử nghiệm;

- Có 30/335 doanh nghiệp thực hiện giám định chất lượng;

- Có 37/335 doanh nghiệp thực hiện hiệu chuẩn trang thiết bị;

- Có 17/335 doanh nghiệp CN/CB hợp chuẩn;

- Có 54/335 doanh nghiệp CN&CB hợp quy;

- Có 91/335 doanh nghiệp chứng nhận (CN) hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn.

+ Nhu cầu hoạt động đánh giá sự phù hợp của doanh nghiệp

Qua điều tra, khảo sát, có 119 doanh nghiệp trên địa bàn 9 huyện/thị xã/thành phố có nhu cầu về hoạt động ĐGSPH trong thời gian đến.

Trong 119 doanh nghiệp, nhu cầu cụ thể như sau:

- Có 93 doanh nghiệp có nhu cầu thử nghiệm;

- Có 23 doanh nghiệp có nhu cầu giám định;

- Có 31 doanh nghiệp có nhu cầu hiệu chuẩn;

- Có 10 doanh nghiệp có nhu cầu CNHC cho sản phẩm, hàng hóa;

- Có 17 doanh nghiệp có nhu cầu CNHQ cho sản phẩm, hàng hóa;

- Có 38 doanh nghiệp có nhu cầu chứng nhận hệ thống quản lý phù hợp với tiêu chuẩn…..

2. Thiết kế hệ thống cơ sở dữ liệu

Nội dung thiết kế hệ thống cơ sở dữ liệu doanh nghiệp thực hiện hoạt động ĐGSPH trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trên phần mềm Microsoft Access là quá trình thực hiện các bước xây dựng cơ sở dữ liệu dựa trên lý thuyết quản trị cơ sở dữ liệu của Microsoft Access. Cập nhật dữ liệu của 166 doanh nghiệp thực hiện ĐGSPH vào phần mềm cơ sở dữ liệu đã thiết kế.

- Kinh phí thực hiện:  98  triệu đồng

- Lĩnh vực: Khoa học xã hội.

3

Nghiên cứu bảo tồn và phát triển vùng ớt Xiêm rừng tại huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi

- Năm thực hiện: 2018-2020

- Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Nông lâm Huế.

- Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Ngọc Truyền

- Mục tiêu của nhiệm vụ:

- Đánh giá đúng thực trạng hoạt động đánh giá sự phù hợp của doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

- Tạo lập được cơ sở dữ liệu về tình hình đánh giá sự phù hợp của doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi để phục vụ công tác quản lý, phối hợp, tham mưu, báo cáo; cung cấp thông tin cho tổ chức/cá nhân có nhu cầu.

- Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi cao trong việc khuyến khích, đẩy mạnh hoạt động đánh giá sự phù hợp của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hội nhập quốc tế.

- Kết quả thực hiện

- Kinh phí thực hiện:  98  triệu đồng

- Lĩnh vực: Nông nghiệp.

Tin liên quan

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 525

Tổng số lượt xem: 4152663