Truy cập nội dung luôn

Phân lập nấm Trichoderma sp. từ bã thải trồng nấm bào ngư tại Quảng Ngãi và ứng dụng sản xuất phân hữu cơ vi sinh để phục vụ chuyển giao công nghệ và giảng dạy tại Trường Đại học Phạm Văn Đồng.

05/12/2022 16:03    347

.

- Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Phạm Văn Đồng.

- Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Phạm Khánh Bảo

- Mục tiêu và nội dung chính của nhiệm vụ: 

Mục tiêu chung: Phân lập được các chủng nấm Trichoderma sp. có khả năng ức chế một số nấm bệnh vùng rễ và sản xuất được phân hữu cơ vi sinh từ nguồn bã thải trồng nấm bào ngư phối trộn với một số loại phân chuồng.

Mục tiêu cụ thể:

- Phân lập được các chủng nấm Trichoderma sp. từ bã thải trồng nấm bào ngư.

- Tuyển chọn được chủng nấm Trichoderma sp. có khả năng ức chế các loại nấm gây bệnh vùng rễ từ các chủng đã phân lập.

- Xây dựng thành công quy trình sản xuất chế phẩm nấm Trichoderma.

- Xây dựng thành công quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã thải trồng nấm bào ngư phối hợp với phân chuồng.

- Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:

Nội dung 1: Nghiên cứu tổng quan vấn đề nghiên cứu

Mục đích: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu dựa trên các tài liệu khoa học: sách, tạp chí khoa học trên Internet để làm rõ đặc điểm sinh học của Trichoderma và khái quát tình hình nghiên cứu về  Trichoderma cũng như việc sản xuất phân hữu cơ vi sinh trong và ngoài nước.

Nội dung 2: Thu mẫu và phân lập Trichoderma  từ bã thải trồng nấm bào ngư

Mục đích: nhằm phân lập ít nhất 30 chủng nấm Trichoderma từ bã thải trồng nấm bào ngư từ các trại nấm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và khẳng định thông qua việc định danh hình thái; bước đầu sàn lọc các chủng có tiềm năng thông qua hoạt tính phân giải cellulose và chitin, cụ thể gồm các công việc như sau:

Công việc 1: Thu mẫu và phân lập Trichoderma

Công việc 2: Định danh chủng dựa trên phương pháp hình thái

Công việc 3: Xác định hoạt tính cellulase của các chủng phân lập

Công việc 4: Xác định hoạt tính chitinase của các chủng phân lập

Thời gian: 5 tháng.

Nội dung 3: Tuyển chọn dòng nấm Trichoderma sp. đối kháng với một số nấm gây bệnh ở vùng rễ

Mục đích: Phân lập một số chủng nấm bệnh gây hại chủ yếu từ các cây trồng chính tại Quảng Ngãi, gồm các chi nấm Fusarium, Rhizoctonia và Phytophthora từ các cây họ đậu, ớt, ngô,

Công việc 1: Phân lập các chủng Fusarium, Rhizoctonia và Phytophthora

Công việc 2: Xác định khả năng đối kháng Fusarium, Rhizoctonia và Phytophthora của các chủng nấm Trichoderma đã phân lập.

Nội dung 4: Định danh các chủng có tiềm năng bằng phương pháp sinh học phân tử

Mục đích: xác định chính xác tên loài của các chủng Trichoderma có tiềm năng bằng phương pháp sinh học phân tử để làm cơ sở công bố thành phần trong chế phẩm.

Nội dung 5: Xây dựng quy trình sản xuất chế phẩm nấm Trichoderma sp.

Mục đích: thực hiện tối ưu hóa các nguồn cơ chất rẻ tiền để sản xuất được chế phẩm Trichoderma thương mại đồng thời có thể sử dụng làm giống để phân hữu cơ vi sinh ở thí nghiệm tiếp theo.

Công việc 1: Tối ưu hóa nguồn C

Công việc 2: Tối ưu hóa nguồn N

Công việc 3: Tối ưu hóa thành phần khoáng chất

Công việc 4: Tối ưu hóa pH và nhiệt độ

Nội dung 6: Xây dựng quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã thải trồng nấm bào ngư

Mục đích: nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh Trichoderma từ bã phải trồng nấm bào ngư phối trộn với phân chuồng.

Công việc 1: Xác định các công thức ủ phân tối ưu.

Công việc 2: Thử nghiệm phân thành phẩm trên một số loại rau ăn lá ngắn ngày.

- Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học nông nghiệp

- Kết quả dự kiến:

- 05 báo cáo chuyên đề

- 01 báo cáo tổng kết

- 01 bài báo đăng tạp chí khoa học chuyên ngành

Bộ sưu tập ít nhất 30 chủng nấm Trichoderma trong đó ít nhất có 2 chủng có tiềm năng sử dụng làm phân bón vi sinh/chế phẩm vi sinh.

- Thời gian bắt đầu dự kiến và thời gian kết thúc dự kiến: 06/2022-06/2024

Tin liên quan

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 775

Tổng số lượt xem: 4216918