Truy cập nội dung luôn

Giới thiệu Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

06/05/2021 15:01    258

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Kế hoạch 11/KH-UBND ngày 18/01/2021 về triển khai thực hiện Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Theo đó, mục tiêu của Chương trình là:
- Hàng năm, tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức về năng suất chất lượng; các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất chất lượng (NSCL) cho doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Hàng năm, có ít nhất 30 doanh nghiệp được hỗ trợ áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, truy xuất nguồn gốc, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến nhằm nâng cao NSCL sản phẩm hàng hóa, tăng khả năng cạnh tranh; góp phần nâng cao tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong điều kiện hội nhập kinh tế. Quan tâm đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã để phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc thù, sản phẩm OCOP tại địa phương; áp dụng các giải pháp mới, hệ thống quản lý tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất chất lượng.
 - Đến năm 2025, có ít nhất 10 doanh nghiệp xây dựng được mô hình điểm về phong trào năng suất chất lượng để chia sẻ, nhân rộng trong cộng đồng doanh nghiệp.
Với nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như sau:
1. Thông tin, tuyên truyền về năng suất, chất lượng
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm về áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, truy xuất nguồn gốc, nhất là các công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh, năng suất xanh vào doanh nghiệp; các giải pháp hiệu quả, điển hình trong hoạt động nâng cao năng suất, chất lượng.
- Triển khai quảng bá trên các kênh truyền thông của tinh để phổ biến, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về phong trào năng suất, chất lượng. Xây dựng các phóng sự về mô hình điểm, hiệu quả về cải tiến năng suất, chất lượng trong hoạt động sản xuất - kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức tôn vinh, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích cao trong hoạt động năng suất, chất lượng. Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hoạt động của Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, giải thưởng “Hàng Việt Nam chất lượng cao”.
2. Đào tạo, tập huấn về năng suất chất lượng
- Phổ biến và cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật mới trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, hàng rào kỹ thuật trong thương mại cho các tổ chức, cá nhân.
- Tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến thức về tiêu chuẩn hóa, năng suất chất lượng; mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa cho cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp.
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên sâu đối với nhân lực quản lý về năng suất chất lượng, xây dựng, áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến, các công cụ cải tiến năng suất chất lượng, các giải pháp ứng dụng (sản xuất thông minh, chuyển đổi số...) cải tiến hiệu quả quản lý, kỹ năng đổi mới sáng tạo, cải thiện các yếu tố nội tại của doanh nghiệp.
3. Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh, như sau:
- Doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng cơ bản; áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng đặc thù cho ngành, lĩnh vực, tiêu chuẩn về các hệ thống quản lý mới được công bố.
- Doanh nghiệp áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (G.A.P), thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ, năng suất xanh...
- Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để thiết lập, tối ưu hóa, hiện đại hóa hệ thống quản trị doanh nghiệp; áp dụng tiêu chuẩn, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh.
- Doanh nghiệp chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế; chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, môi trường, năng lượng, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và chứng nhận hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
4. Xây dựng chính sách khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp
- Nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế tài chính khuyến khích hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong hoạt động nâng cao năng suất, chất lượng phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.
- Tranh thủ các nguồn lực, chương trình của các Bộ, Ngành Trung ương hỗ trợ cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong hoạt động nâng cao năng suất, chất lượng.
5. Đẩy mạnh hợp tác, liên kết về phong trào năng suất chất lượng
- Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các cơ quan có liên quan hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các khóa hội thảo, huấn luyện trong khuôn khổ các chương trình của Tổ chức Năng suất Châu Á (chuyển đổi số, sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh, du lịch thông minh,...) và các khóa đào tạo khác của các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, khu vực, quốc gia.
- Tổ chức học tập kinh nghiệm tại các địa phương trong nước có phong trào năng suất, chất lượng phát triển mạnh, đạt hiệu quả

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 773

Tổng số lượt xem: 4151987