Truy cập nội dung luôn

Ứng dụng khoa học kỹ thuật để trồng cây chuối mốc theo hướng hàng hóa trên địa bàn huyện Sơn Tây.

20/12/2021 15:25    730

Ở các huyện miền núi cây chuối mốc đã được trồng từ lâu đời trên đồi quê, bản làng. Thế nhưng, để việc trồng cây chuối mốc theo hướng hàng hóa, cho năng suất cao, hướng đến việc làm chuối sấy dẻo đáp ứng nhu cầu của thị trường đòi hỏi cần có ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất. Phòng NN&PTNT huyện Sơn Tây đang thực hiện dự án này tại thôn Nước Vương, xã Sơn Liên.

Đồi chuối mốc của anh Đinh Văn Trị ở thôn Nước Vương, xã Sơn Liên, huyện Sơn Tây được trồng vào tháng 7.2019, với cây giống được ươm tạo bằng hình thức nuôi cấy mô. Mặc dù trong năm 2020, cơn bão số 9 tàn phá nặng nề và trong năm 2021 trời nắng hạn gay gắt, nhưng cây chuối vẫn sinh trưởng và phát triển tốt hiện đang cho buồng.

Người dân trồng chuối mốc được cán bộ hướng dẫn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân không như hồi trước trồng chuối theo tập quán địa phương.

Việc trồng chuối mốc theo hướng hàng hoá ở xã Sơn Liên được tiến hành trên diện tích 5 ha với  mật độ trồng 2000 cây/ ha với mục tiêu đạt năng suất 35 tấn chuối/ ha trong một năm. Theo kế hoạch dự án triển khai trong thời gian hơn 3 năm,  trong sự hỗ trợ về kỹ thuật của Viện khoa học kỹ thuật duyên hải Nam Trung bộ bước đầu cho thấy hướng đi đúng.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật để trồng cây chuối mốc theo hướng hàng hóa trên địa bàn Sơn Tây là khá phù hợp. Bởi cây chuối mốc từ lâu đã được trồng trên đất này, vấn đề còn lại là chọn khu đất trồng, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong việc chăm bón để chuối phát triển tốt, cho năng suất cao sẽ góp phần cải thiện thu nhập cho đồng bào dân tộc trên địa bàn./.

Quý Cầu

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1154

Tổng số lượt xem: 4154226