Tiêu chuẩn Việt Nam: Đồng hành cùng sự phát triển đất nước
10/02/2022 149
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam đang không ngừng nỗ lực nhằm hỗ trợ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Hơn 60% hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực
Đồng hành với sự phát triển kinh tế theo đường lối đa phương hóa và chủ động hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, ngành tiêu chuẩn Việt Nam đang từng bước cố gắng nỗ lực nhằm hỗ trợ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tính đến nay, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam (TCVN) đã có hơn 13.000 TCVN được ban hành, trong đó có hơn 60% hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực. Hệ thống TCVN không ngừng được xây dựng, soát xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp và đáp ứng nhu cầu phát triển của các lĩnh vực chuyên ngành, góp phần tạo lập cơ sở hạ tầng cho hoạt động nâng cao năng suất chất lượng trong doanh nghiệp nói riêng và phạm vi nền kinh tế nói chung.
Ông Trần Văn Học, Phó chủ tịch Hội Khoa học và Kỹ thuật về Tiêu chuẩn và Chất lượng Việt Nam (VINASTAQ).
Trao đổi với phóng viên Chất lượng Việt Nam (VietQ.vn), ông Trần Văn Học, Phó chủ tịch Hội Khoa học và Kỹ thuật về Tiêu chuẩn và Chất lượng Việt Nam (VINASTAQ) đánh giá, các TCVN trong một số lĩnh vực chủ lực, chiến lược như nông nghiệp hữu cơ, đô thị thông minh, sản xuất thông minh, nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo, an ninh thông tin, biến đổi khí hậu, quản lý nguồn nước, xử lý chất thải, an toàn thực phẩm, cơ khí chế tạo… đã được ưu tiên soát xét, xây dựng trong thời gian qua trên cơ sở chủ yếu là chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực sẽ giúp doanh nghiệp Việt nâng cao trình độ khoa học công nghệ, cập nhật các xu hướng mới của thế giới để tiếp cận và đáp ứng nhu cầu thị trường.
Với việc áp dụng các TCVN hài hòa tiêu chuẩn quốc tế và khu vực, các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tránh và vượt qua các hàng rào kỹ thuật trong thương mại một cách bài bản và thúc đẩy xuất khẩu bền vững. Tạo cơ hội cho việc hợp tác và tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ cho doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam.
“Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, ngành tiêu chuẩn Việt Nam có thể thu thập, giới thiệu, hướng dẫn sử dụng, cung cấp thông tin cập nhật về các tiêu chuẩn quốc tế hoặc quốc gia có liên quan đến vật tư, trang thiết bị y tế, vaccine và sinh phẩm, hệ thống quản lý bệnh viện, phòng xét nghiệm... nhằm hỗ trợ việc quản lý, sản xuất, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ y tế đảm bảo an toàn, chất lượng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường và yêu cầu quản lý nhà nước cũng như các quy chuẩn/quy định có liên quan của quốc gia và quốc tế”, ông Trần Văn Học nhấn mạnh.
Cơ hội song hành thách thức
Ngành tiêu chuẩn khẳng định vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ y tế đảm bảo an toàn và chất lượng.
Là thế hệ có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngành tiêu chuẩn Việt Nam, theo Phó Chủ tịch VINASTAQ, ngành tiêu chuẩn nước ta đang đứng trước nhiều thách thức và cơ hội để đáp ứng những thay đổi và nhu cầu phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế.
Vì vậy, để có thể thực hiện các nhiệm vụ đặt ra một cách có hiệu quả, ông Trần Văn Học đưa ra một số gợi ý, trong đó, cần có kế hoạch và đầu tư cần thiết cho việc nghiên cứu, xây dựng bài bản, chính thống về nghiệp vụ tiêu chuẩn hóa nói chung và tiêu chuẩn hóa chuyên ngành nói riêng theo lộ trình, cập nhật với trình độ phát triển và sự thay đổi của ngành tiêu chuẩn hóa ở quốc tế và các nước thành viên Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO).
Tập trung đào tạo và đào tạo lại theo chiều sâu về nghiệp vụ tiêu chuẩn hóa, tiêu chuẩn hóa chuyên ngành cho cán bộ, nhân viên ngành tiêu chuẩn đo lường chất lượng và ở các Bộ, ngành theo các trình độ khác nhau (cơ bản, cập nhật, nâng cao…) tùy theo đối tượng và nhu cầu trên cơ sở kế hoạch hằng năm và 5 năm.
Cải tiến công tác lập và thực hiện kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn theo hướng linh hoạt hơn và tập trung hơn cho những lĩnh vực ưu tiên trong từng giai đoạn, có sự tham gia lớn hơn và tích cực hơn của doanh nghiệp cả về nhân lực và tài lực.
Ngoài ra, đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ xây dựng bộ tiêu chuẩn cơ sở thông qua việc liên kết, phối hợp trực tiếp với doanh nghiệp có nhu cầu hoặc thông qua các đầu mối của Vụ Khoa học và Công nghệ các Bộ và Chi cục TCĐLCL các địa phương trong việc thực hiện các chương trình, nhiệm vụ thuộc Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 – 2030 theo quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Chương trình 1322).
Hoạt động tiêu chuẩn hóa của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng bao gồm việc xây dựng Hệ thống TCVN và đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trên cơ sở ưu tiên chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực đóng một vai trò không thể thiếu trong việc hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập với nền kinh tế thế giới, tạo thuận lợi cho thương mại xuất nhập khẩu, tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng. Kết quả của những hoạt động này sẽ hỗ trợ có hiệu quả cho quản lý nhà nước và phát triển doanh nghiệp, tạo sự công bằng trong các hoạt động kinh doanh, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững.
Hệ thống TCVN được phát triển đồng bộ cùng với mạng lưới các tổ chức đánh giá sự phù hợp (chứng nhận và thử nghiệm) và hệ thống chuẩn đo lường quốc gia sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo dựng “cơ sở hạ tầng chất lượng quốc gia” của Việt Nam phù hợp với quốc tế, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong dài hạn.
https://www.most.gov.vn/
Tin liên quan
-
Hoạt động Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng: Ngăn chặn các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng, bảo vệ người tiêu dùng
-
Áp dụng hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng: Tạo đà cho doanh nghiệp phát triển bền vững.
-
Sửa đổi bổ sung quy định về kinh doanh xăng dầu.
-
Hoạt động quản lý tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng: Tăng cường chức năng quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh kinh doanh.
-
Hội nghị trực tuyến chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử.
-
Thông tư “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”.
-
Truy xuất nguồn gốc – “Chìa Khóa” Khởi tạo niềm tin với người tiêu dùng
-
Tiêu chuẩn hướng tới phát triển kinh tế - xã hội bền vững
-
Thông điệp Ngày Tiêu chuẩn Thế giới 2021: Tiêu chuẩn phục vụ cho các Mục tiêu phát triển bền vững
-
Giải thưởng Chất lượng Quốc gia: Nâng tầm doanh nghiệp
-
Đồ gia dụng chứa hóa chất styrene và ethylbenzene có nguy cơ gây ung thư, bệnh thần kinh
-
Các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật mới ban hành
-
Danh mục thông báo từ các nước thành viên WTO
-
Ấn Độ: Dự thảo Đạo luật kiểm soát chất lượng đối với axit polyphosphoric
-
Thông báo gia hạn thời gian nhận hồ sơ đăng ký tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (thực hiện từ năm 2022) thuộc Chương trình quốc gia Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 202
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập: 3847
Tổng số lượt xem: 2579878