Truy cập nội dung luôn
BAN DÂN TỘC

TỈNH QUẢNG NGÃI

Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi tổ chức đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp tại các tỉnh Tây Nguyên

12/06/2023 08:22    165

Thực hiện Tiểu dự án 4: Đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp thuộc Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Ngãi; Để nâng cao hiệu quả việc xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế nông nghiệp trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi, trong các ngày từ 03/6 đến ngày 09/6/2023, Đoàn công tác của Ban Dân tộc tỉnh do đồng chí Trần Văn Mẫn làm Trưởng đoàn đã đi tham quan, học tập kinh nghiệm một số mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp tại các tỉnh Tây Nguyên. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Quang Trung, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Lãnh đạo UBND các huyện miền núi, các phòng tham mưu thực hiện nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, lãnh đạo UBND một số xã và đại diện hộ dân tiêu biểu tham gia thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.

 

Quang cảnh làm việc với Vụ Công tác dân tộc địa phương tại Tây Nguyên

Trong khuôn khổ chương trình tham quan, học tập kinh nghiệm, tại tỉnh Kon Tum, Đoàn đã đến thăm mô Nông nghiệp cao trong sản xuất nông nghiệp, mô hình Văn hóa du lịch cộng đồng Kon Pring, huyện Kon Plong và mô hình Làng Du lịch văn hóa cộng đồng Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum, làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum.

Làng du lịch cộng đồng Kon Pring huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum

Tại tỉnh Gia Lai, Đoàn đã đến thăm mô hình trồng chuối Nam Mỹ tại huyện Đăk Đoa, thăm Khu du lịch Biển Hồ và làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai.

Di tích thắng cảng Biển Hồ PleiKu tỉnh Gia Lai

Tại tỉnh Đắk Lắk, Đoàn đến thăm mô hình trồng Sả Chanh Ấn Độ tinh cất dầu tại huyện Ea Sup, mô hình Du lịch cộng đồng và mô hình nuôi dê lấy sữa tại xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn; thăm mô hình trồng Nấm Bắc Âu Mushroom tại thành phố Buôn Ma Thuột, thăm mô hình làm nấm cộng đồng tại thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana và làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk.

Cây Sả Chanh Ấn Độ tinh cất dầu tại huyện Ea Sup, tỉnh Đắk Lắk

Nuôi dê lấy sữa tại xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk

Làm nấm cộng đồng tại thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk

Ngoài ra, Đoàn còn thăm Khu du lịch sinh thái Akô Ea và làm việc với Vụ Công tác Dân tộc Địa phương tại Tây Nguyên.

Đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm tại trụ sở Vụ Công tác Dân tộc địa phương ở Tây Nguyên

Tại tỉnh Phú Yên, Đoàn đã đi thăm mô hình nuôi cá Chình và làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Phú Yên.

Nuôi cá Chình trên hồ tại huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên

Tại các điểm tới tham quan, học tập kinh nghiệm, Đoàn công tác của Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi đã được các Giám đốc (Chủ nhiệm) hợp tác xã, các chủ mô hình sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi trực tiếp trao đổi một số kinh nghiệm trong việc mở du lịch cộng đồng (homestay), kinh nghiệm trong việc nhân giống, việc phòng trừ các bệnh hại khó trị, kinh nghiệm trong việc bao tiêu sản phẩm đầu vào và đầu ra, đăng ký sản phẩm Ocop...kể cả việc họ sẽ đến địa phương miền núi tỉnh Quảng Ngãi để cầm tay chỉ việc và hướng dẫn bà con các công đoạn kỹ thuật trong việc nuôi trồng. Đây là những kinh nghiệm quý để sau này các thành viên của Đoàn áp dụng và phổ biến nhân rộng tại địa phương. Qua trao đổi Đoàn đã học tập được nhiều kinh nghiệm trong các khâu tổ chức, triển khai mô hình, tập huấn cho nông dân, tìm giải pháp cho những khó khăn đặc thù của địa phương các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi.

Sau khi tham quan các mô hình kinh tế tiêu biểu, tại các buổi làm việc, lãnh đạo các huyện, Ban Dân tộc các tỉnh giới thiệu khái quát về tình hình phát triển kinh tế của huyện và tỉnh về những nỗ lực trong tổ chức chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời chia sẽ, trao đổi kinh nghiệm, giải pháp, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là công tác sản xuất, chế biến, tiêu thụ cũng như quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Sả Chanh, nuôi dê, trồng nấm, phát triển du lịch cộng đồng…. Việc hình thành các hợp tác xã trong sản xuất nông nghiệp, cũng như những cơ chế, chính sách của huyện, của tỉnh trong việc khuyến khích, kích cầu cho nông nghiệp phát triển.

Phát biểu trao đổi tại buổi làm việc với lãnh đạo các huyện và tỉnh, đồng chí Trần Văn Mẫn bày tỏ cảm ơn về sự tiếp đón của lãnh đạo các huyện và các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và Phú Yên với đoàn công tác của Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi. Đồng thời, thông tin về tình hình phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, tiềm năng  thế mạnh của các huyện miền núi và tỉnh Quảng Ngãi.

Đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm tại Khu du lịch sinh thái Ako Ea thành phố Buôn Ma Thuộc, tỉnh Đắk Lắk

Sau chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm thực tế tại các tỉnh Tây Nguyên, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Trần Văn Mẫn mong muốn các thành viên trong Đoàn, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, cá nhân cùng với kết quả tham quan, học tập được sau chuyến đi, xây dựng kế hoạch thực hiện, kiến nghị, đề xuất nội dung, cách làm để triển khai thực hiện trên địa bàn huyện sao cho phù hơp, có hiệu quả. Đoàn đã thống nhất, sau 01 năm kể từ khi kết thúc chuyến đi, Ban Dân tộc tỉnh sẽ chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các huyện miền núi tổ chức đánh giá kết quả thực hiện, hiệu quả của việc học tập, rút kinh nghiệm sau chuyến đi công tác. 

Việc tổ chức Đoàn tham quan học tập, chia sẻ kinh nghiệm mô hình phát triền kinh tế nông nghiệp tại các tỉnh Tây Nguyên của đoàn công tác Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi, nhằm tìm hướng phát triển kinh tế phù hợp, áp dụng vào trong thực tiễn tại các huyện miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh nhà, góp phần nâng cao giá trị và phát triển một cách bền vững kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới./.

Mạnh Bình

Tin liên quan

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1935

Tổng số lượt xem: 4707321