Truy cập nội dung luôn

Giới thiệu nội dung Kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030.

11/03/2021 15:13    259

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số là động lực thúc đẩy nền công nghiệp phát triển, tạo sự bứt phá cho nền kinh tế, phát triển nhanh, bền vững trong tương lai. Doanh nghiệp công nghệ số hướng đến từng bước làm chủ công nghệ, chủ động sáng tạo các dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới. Trong xu thế hội nhập quốc tế và sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trước nhiều cơ hội phát triển, các doanh nghiệp công nghệ số có những khó khăn, thách thức trong cạnh tranh, nghiên cứu phát triển sản phẩm, dịch vụ mới.

UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 12/6/2020 về phát triển doanh nghiệp công nghệ số hoạt động trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030.

Theo Kế hoạch, mục tiêu đến năm 2025 toàn tỉnh quy tụ được 100 doanh nghiệp công nghệ số. Các loại doanh nghiệp công nghệ số tập trung phát triển gồm: Các tập đoàn, doanh nghiệp thương mại, dịch vụ lớn trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội chuyển hướng hoạt động sang lĩnh vực công nghệ số, đầu tư nghiên cứu công nghệ lõi đặt chi nhánh tại Quảng Ngãi; các doanh nghiệp công nghệ thông tin đã khẳng định được thương hiệu đảm nhận các sứ mệnh tiên phong nghiên cứu, phát triển, làm chủ công nghệ số và chủ động trong sản xuất; các doanh nghiệp khởi nghiệp ứng dụng công nghệ số để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội; các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo về công nghệ số. 
Và định hướng đến năm 2030, phấn đấu tỉnh Quảng Ngãi có khoảng 200 doanh nghiệp công nghệ số để xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh, phát triển kinh tế số, ứng dụng thành tựu công nghệ số rộng khắp trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và thực hiện chuyển đổi số trong tỉnh.

Qua đó, các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện đó là: 
1.Về chính sách: Hoàn thiện các chính sách khuyến khích về phát triển doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp công nghệ số, hỗ trợ việc đăng ký và thành lập doanh nghiệp công nghệ số mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ số về thủ tục tiếp cận, gia nhập thị trường; hỗ trợ trong việc tạo ra các môi trường thử nghiệm cho các mô hình kinh doanh mới, sản phẩm mới ứng dụng công nghệ số tại Quảng Ngãi, cụ thể như tiến hành các khung thử nghiệm pháp lý (regulatory sandbox) cho phép các doanh nghiệp thử nghiệm các phát kiến đổi mới trong điều kiện thị trường thực tế; xây dựng chính sách, giải pháp tạo lập thị trường cho các doanh nghiệp công nghệ số Quảng Ngãi, bao gồm các doanh nghiệp khởi nghiệp trong xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, dự án về Chính phủ điện tử, chuyển đổi số, giáo dục thông minh, y tế thông minh, dịch vụ đô thị thông minh, giao thông thông minh, nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh,...; 

2. Về phát triển doanh nghiệp: Định hướng, hỗ trợ tối thiểu 01 đến 02 doanh nghiệp công nghệ số Quảng Ngãi phát triển sản phẩm số trọng điểm của tỉnh, trở thành trụ cột của hệ sinh thái doanh nghiệp công nghệ số Quảng Ngãi trước năm 2025; phát triển tối thiểu 01 đến 02 nền tảng công nghệ số dùng chung để thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, thúc đẩy phát triển sản phẩm số trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đưa vào sử dụng trước năm 2025; tổ chức hoạt động kết nối, điều phối các tổ chức SOC (Security Operation Center) để đảm bảo an toàn, an ninh mạng cho hoạt động của các doanh nghiệp trên không gian mạng, đặc biệt là doanh nghiệp công nghệ số; tổ chức Diễn đàn về phát triển doanh nghiệp công nghệ số tại tỉnh kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ số trong và ngoài nước tham gia nhằm mục đích xúc tiến doanh nghiệp công nghệ số đầu tư tại Quảng Ngãi;

3. Về tuyên truyền: Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp trong tỉnh về phát triển doanh nghiệp công nghệ số, tuyên truyền chiến lược “Make in Viet Nam” để các doanh nghiệp công nghệ số thực hiện tốt chiến lược này; tổ chức tuyên truyền đổi mới nhận thức, tư duy cho đội ngũ cán bộ công chức về phát triển và ứng dụng công nghệ số trong quản lý nhà nước, trong phát triển kinh tế - xã hội, tích cực sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp công nghệ số của tỉnh và của Việt Nam trong hoạt động của cơ quan, tổ chức; tổ chức truyền thông rộng rãi mang tính quốc tế về tầm quan trọng của chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực kinh tế xã hội như y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao và du lịch, tài nguyên và môi trường, tài chính, nông nghiệp,...của tỉnh, giúp quảng bá được Quảng Ngãi là thị trường tiềm năng, là môi trường thuận lợi cho các doanh nhân, doanh nghiệp công nghệ số trong nước và quốc tế đầu tư vào tỉnh; tuyên truyền về việc đảm bảo an toàn an ninh trong hoạt động của doanh nghiệp trên không gian mạng;

4. Giải pháp khác: Chú trọng phát triển đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghệ số

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1044

Tổng số lượt xem: 4236392