Truy cập nội dung luôn

Danh sách kết quả đề tài, dự án khoa học và công nghệ đã nghiệm thu trong năm 2022

18/11/2022 17:13    644

.

Danh sách kết quả đề tài, dự án nghiệm thu trong năm 2022

STT

TÊN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN

I

CẤP TỈNH

1

Dự án: Xây dựng vùng chuyên canh sản xuất củ hành tím đạt tiêu chuẩn VietGap tại xã Bình Hải, huyện Bình Sơn..

- Năm thực hiện: 2018-2021

- Cơ quan chủ trì: Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bình Sơn

- Đồng chủ nhiệm dự án: TS. Nguyễn Văn Đức - Lê Đăng Khoa.

- Mục tiêu của nhiệm vụ: 

- Hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất hành tím an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.

- Hình thành vùng chuyên canh hành tím đạt tiêu chuẩn VietGAP với quy mô diện tích đất 20 ha với năng suất bình quân 8 - 10 tấn/ha, hiệu quả kinh tế tăng từ 20 – 30% so với sản xuất truyền thống.

- Tạo ra được 02 sản phẩm thương mại được chế biến từ củ hành tím: Hành tím muối chua ngọt và hành tím sấy khô.

- Xây dựng chuyển giao hướng dẫn kỹ thuật thu hoạch, bảo quản và chế biến.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý trong sản xuất hành tím theo tiêu chuẩn VietGAP và hỗ trợ chuỗi tiêu thụ sản phẩm hành tím nhằm gia tăng giá trị sản phẩm và phát triển bền vững.

- Kết quả thực hiện: 

+ Chuyển giao 6 quy trình kỹ thuật sản xuất hành tím đạt tiêu chuẩn VietGAP cho người nông dân gồm: 1) Quy trình sản xuất giá thể hữu cơ thay thế cát biển trong sản xuất hành tím theo tiêu chuẩn Vietgap; 2) Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc hành tím an toàn theo tiêu chuẩn Vietgap; 3) Quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây hành tím; 4) Quy trình thu hoạch và bảo quản cũ hành tím; 5) Quy trình chế biến sản phẩm hành tím chua ngọt; 6) Quy trình chế biến sản phẩm hành tím sấy khô. Hình thành vùng sản xuất củ hành tím chuyên canh có quy 20ha đạt giấy chứng nhận VietGAP vào ngày 12/06/2020 có giá trị trong vòng 3 năm đây là yếu tố mang lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm hành tím Bình Hải. Hình thành mạng lưới các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm hành tím cho HTX Bình Hải và hiện đã có một số doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho hợp tác xã như các công ty, doanh nghiệp: An Phú (Đà Nẵng); An Nông (Quảng Bình); Halicao (Thừa Thiên Huế); TOFFA(Quảng Bình);

+ Năng suất bình quân đạt 15,74 tấn/ha/vụ tăng 1,5 – 1,7 lần so với kỳ vọng của dự án là đạt 8 – 10 tấn/ha/vụ, lợi nhuận ròng thu được tăng 41,5% so với sản xuất thông thường (395.611.800 đồng/ha/vụ so với 279.441.800 đồng/ha/vụ).

+ Tạo ra được 02 sản phẩm thương mại được chế biến từ củ hành tím: Hành tím muối chua ngọt và hành tím sấy khô.

+ Để phục vụ cho việc phát triển hành tím bền vững tại địa phương, có 7 loại máy móc thiết bị đã được đầu tư mua sắm phục vụ cho dự án bao gồm: lò đốt yếm khí, máy trộn giá thể, máy sấy bơm nhiệt, máy hút chân không, máy rửa và cắt lát hành; máy bơm nước và máy ghép mí bao bì sau chế biến.

+ Tổ chức thành công 2 hội nghị đầu bờ về kỹ thuật canh tác hành tím và kỹ thuật chế biến hành tím muối chua, sấy khô thu hút hơn 100 lượt nông dân và cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật tham gia cho mỗi hội nghị đầu bờ. Đào tạo hơn 100 lượt nông dân về quy trình kỹ thuật sản xuất hành tím an toàn và 30 KTV cơ sở.

- Kinh phí thực hiện: 8.259,836  triệu đồng

- Lĩnh vực: Nông nghiệp

2

Đề tài: Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp can thiệp cộng đồng phòng chống trầm cảm ở người cao tuổi tại thành phố Quảng Ngãi..

- Lĩnh vựcY dược

- Năm thực hiện: 2018-2021

- Cơ quan chủ trì:  Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng .

- Đồng chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Trâm Anh -  .

- Mục tiêu của nhiệm vụ:

+ Đánh giá được thực trạng chăn nuôi trâu ở trong nông hộ (công tác nuôi dưỡng, chăm sóc quản lý đàn trâu, khối lượng trâu cái, trâu đực; phương thức nuôi;…).

+ Tuyển chọn 500 trâu cái để phối giống đạt 200 con trâu cái có chửa  bằng phương pháp TTNT với giống trâu Murrah.

+ Đánh giá/theo dõi khả năng sinh trưởng của con lai F1(Murrah x Nội).

+ Xây dựng 100 mô hình nuôi trâu lai Murrah hướng thịt có khối lượng vượt trâu địa phương cùng lứa tuổi khoảng 10-15% và 100 vườn cỏ, sử dụng giống VA06 đạt năng suất đạt khoảng 200 tấn/ha/năm và một trong 02 giống cỏ Ruzi (Brachiaria ruziziensis) hoặc cỏ Sả lá lớn (Panicum maximum) đạt năng suất khoảng 80 tấn/năm.

+ Đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng về TTNT trâu cho 20 kỹ thuật viên cơ sở (Hợp đồng thuê đơn vị được Cục Chăn nuôi chỉ định để giảng dạy và cấp Giấy chứng nhận kỹ thuật phối giống nhân tạo cho gia súc) và tập huấn kỹ thuật chăn nuôi thâm canh trâu cho 300 hộ dân trong vùng dự án.

- Kết quả thực hiện:

+ Đào tạo và cấp giấy chứng nhận cho 20 Dẫn tinh viên về Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho trâu.

- Xây dựng và ban hành 05 Hướng dẫn kỹ thuật, đây là tài liệu để ngành Nông nghiệp sử dụng chuyển giao cho các địa phương để tiếp tục triển khai nhằm đẩy mạnh phát triển đàn trâu trên dịa bàn tỉnh.

+ Phương pháp TTNT cho trâu với giống trâu Murrah đã thực hiện thành công, tỉ lệ thụ thai bằng TTNT bằng tinh trâu Murrah cao (61,59%) với số liều tinh/trâu cái có chửa là 2,24 liều. Tỷ lệ sẩy thai thấp (chỉ 2,25%) và tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa của nghé lai cao (96%). Khối lượng sơ sinh của nghé được sinh F1(Murrah x Địa phương) cao hơn  so với nghé Nội. Khối lượng và kích thước các chiều đo của con lai lúc 6 tháng và 12 và 18 tháng tuổi của F1 Murrah cao hơn hẳn nghé nội, vì vậy hiệu quả chăn nuôi nghé lai cao hơn nghé nội lúc 12 tháng tuổi là 3.680.000 đồng/con và lúc 24 tháng tuổi là 9.000.000-10.000.000 đồng/con.

+ Dự án đã đưa kỹ thuật mới TTNT cho trâu bằng tinh đông lạnh giúp tạo ra được đàn trâu lai trong thời gian ngắn, thích nghi tốt với điều kiện môi trường chăn nuôi tại địa phương. Khi áp dụng phương pháp TTNT sẽ giảm chi phí  phối giống so với chi phí nuôi trâu đực giống, giảm được giá thành, cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại. Mặt khác, ứng dụng kỹ thuật TTNT cho trâu bằng tinh đông lạnh giống trâu Murrah có thể triển khai trên diện rộng cùng một thời điểm, rút ngắn thời gian cũng như chi phí đầu tư ban đầu.

- Kinh phí thực hiện:  8.202 triệu đồng

3

Đề tài: Điều tra hiện trạng và giá trị nguồn dược liệu "Ma - Gang" ở tỉnh Quảng Ngãi làm cơ sở quản lý, sử dụng, bảo tồn và phát triển bền vững.

- Lĩnh vựcY dược.

- Năm thực hiện: 2018-2021

- Cơ quan chủ trì:  Viện sinh học nhiệt đới.

- Đồng chủ nhiệm đề tài: TS. Lý ngọc Sâm

- Mục tiêu của nhiệm vụ:

– Đánh giá được hiện trạng và tiềm năng nguồn tài nguyên dược liệu cây
“ma-gang” ở 6 huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi.

– Đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển và quản lý khai thác sử dụng bền
vững cây “ma-gang” ở 6 huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi.

- Kết quả thực hiện:

Điều tra đã xác định được và thành lập Danh lục 39 loài dược liệu magang được Ca Dong, Co và Hrê sử dụng làm thuốc thuộc các họ Gừng (Zingiberceae), họ Râu hùm (Taccaceae), họ Hoa loa kèn đỏ (Amaryllidaceae) và họ Diên vĩ (Iridaceae), trong đó phát hiện công bố 2 loài Gừng mới cho thế giới, gồm loài Gừng Ma-gang (Zingiber tamii N.S.Lý & Škorničk và Zingiber magang N.S.Lý & Škorničk.). Đã xác định 10 loài ma-gang thường sử dụng quan trọng chủ yếu chữa các bệnh thông thường, bệnh mãn tính, kinh niên, khó chữa/hiểm nghèo, bệnh đường tiêu hóa, bồi bổ sức khỏe, bệnh hệ tuần hoàn, bệnh do tai nạn, hệ bài tiết và bệnh phụ nữ. Đã ghi nhận Gừng gió (Z. zerumbet) và Gừng ottensi (Z. ottensii) có giá trị kinh tế được khai thác trong tự nhiên và tư liệu hóa 3 mô hình trồng dược liệu ma-gang hộ gia đình ở các huyện Tây Trà, Ba Tơ và Minh Long. Xây dựng được 1 tiêu bản khô và 77 mẫu sống của 35 loài Ma-gang, 01 bản đồ phân bố của 39 loài ma-gang (tỷ lệ 1:100.000), xác định được 11 loài ma-gang thiết yếu và vùng phân bố tập trung của chúng trong tự nhiên và đánh giá được trữ lượng tiềm năng của 4 loài ma-gang thiết yếu có khả năng khai thác và phát triển. Ma-gang Ba rủ (T. subflabellata) là cây thuốc quý hiếm ở mức độ sắp nguy cấp (VU) trong khi Ma-gang Dí cóc lét( C. Sahuynhensis), Ma-gang luông (Z. Magang) và Ma-gang thing (D. cf. Orlowii) là các loài đặc hữu hẹp cho Quảng Ngãi và vùng lân cận.

2) Đã xác định thành phân hóa học sơ bộ trong rễ củ loài MG1 (C. cf. elata), MG2 (C. sahuynhensis) có các hợp chất triterpenoid, antraglycosid, saponin và các hợp chất khử, và có sự hiện diện tinh dầu. Đã xác định được 2 hợp chất là Phyllanthin và Loureirin B trong rễ củ loài MG1 và hàm lượng hợp chất phyllanthin trong rễ củ MG1 là 0,014%. Xác định được hàm lượng nước (92,2 ± 18%), khoáng (3,24 ± 0,1%), flavonoid (tổng số 10,3 ± 1,2 mg/g), phenolic (tổng số 20,12 ± 1,32 mg/g), anthraquinone (tổng số 5,97 ± 0,89 mg/g) và hoạt tính kháng oxy hoá (IC50 = 134,72 µg/ml) trong rễ củ loài MG3 (Z. zerumbet). Cao chiết MG1 thể hiện hoạt tính độc tế bào yếu trên các dòng tế bào ung thư cơ vân và gan người, không thể hiện hoạt tính độc tế bào ung thư vú người, và có tiềm năng tác động bảo vệ tế bào tế bào thận. Cao chiết MG1 kết hợp paclitaxel làm giảm thể tích khối u trên da, hạn chế sự chuyển dạng khối u da thành carcinoma, và có thể gây hoại tử các tế bào ung thư trong khối u trên phổi. Cao chiết MG2 (liều 0,59 và 1,18 g/kg) thể hiện tác dụng bảo vệ gan trên mô hình gây tổn thương gan chuột bằng cyclophosphamid, ethanol, hạ lipid máu ở cả hai phác đồ điều trị và phác đồ dự phòng trong mô hình gây tăng lipid máu nội sinh bằng tyloxapol. Cao chiết nước củ MG3 có tác dụng có hiệu quả ổn định màng tế bào hồng cầu (liều 50‒400 µg/ml), ức chế biến tính protein (IC50: 441,67 µg/ml, kháng viêm hiệu quả gây viêm bằng EPP (liều 0,5, 1 và 2 mg/ 20 µl/tai chuột nhắt) và gây viêm bằng carrageenan (liều 250, 500 và 1000 mg/kg), và không có biểu hiện nhiễm độc ở chuột nhắt trắng (liều uống 250‒2500 mg/kg trọng lượng).
3) Đã khởi tạo được 8 dòng mẫu cây dược liệu ma-gang ở điều kiện in vitro.
Xác định được nồng độ chất điều hòa sinh trưởng thích hợp cho sự nhân nhanh chồi cây Gừng gió là 1,0 mg/L BA, 1,0 mg/L KIN và 1,5 mg/L TDZ và ra rễ là là 0,5 mg/L IBA và 1,5 mg/L NAA; cho cây Nghệ trắng là 1,0 mg/L BA, 1,5 mg KIN, và 1,5 mg/L TDZ và ra rễ là và 1,5 mg/L NAA. Điều kiện nuôi cấy bằng túi nylon thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây Gừng gió, cây Nghệ trắng in vitro. Loại giá thể thích hợp cho cây Gừng gió và cây Nghệ trắng thích nghi và phát triển ngoài vườn ươm là đất sạch. Đã xây dựng thành công quy trình nhân giống hoàn chỉnh của 2 loài Gừng gió và Nghệ sa huỳnh.

4) Đã sản xuất thử nghiệm 2 dòng ma-gang có giá trị kinh tế: Từ 1 mẫu cấy ban đầu của loài Gừng gió và Nghệ sa huỳnh trải qua 2 giai đoạn nhân nhanh chồi và tạo rễ, và sau 5-7 lần cắt chuyền nhân chồi, từ một mẫu cấy vô trùng ban đầu có thể cho 1000 cây in vitro mỗi loài. Cây con từ quy trình nhân giống đưa ra vườn ươm có tỷ lệ sống đạt trên 85%.
5) Đề tài đã đề xuất quy hoạch, lập các vườn bảo tồn nghiêm ngặt và khoanh nuôi để định hướng khai thác các loài ma-gang đặc hữu quý hiếm ở các khu rừng đặc dụng/phòng hộ các huyện Ba Tơ, Sơn Tây, Sơn Hà, Trà Bồng cũng như việc quy hoạch và xây dựng vùng trồng tập trung 2 loài ma-gang quý hiếm (Nghệ sa huỳnh), có giá trị kinh tế (Gừng gió) ở các huyện.

- Kinh phí thực hiện:  1.760 triệu đồng

4

Đề tài: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo ROBOT hàn tự động 6 bậc.

- Lĩnh vựcKhoa học kỹ thuật – Công nghệ.

- Năm thực hiện: 2019-2021

- Cơ quan chủ trì:  Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất.

- Đồng chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Hồng Tây – ThS. Dương Văn Toàn Ninh.

- Mục tiêu của nhiệm vụ:

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo được Robot hàn tự động 6 bậc để sử dụng vào việc giảng dạy, học tập, đào tạo nghề nghiệp cho người lao động, từng bước làm chủ công nghệ và thay thế hàng nhập ngoại.

- Kết quả thực hiện:

Đề tài cho ra sản phẩm robot hàn tự động 6 bậc, với các đặc điểm kỹ thuật như sau: Kiểu 6 Khớp quay dạng đứng. Số trục: 6. Tải trọng tải tối đa: 3,5 kg. Phạm vi làm việc: Tầm với của robot là 500 mm, chiều cao của robot 500 mm, vùng không gian làm việc dạng khối cầu có bán kính 500 mm. Góc hoạt động: Ф1 = 2700; Ф2 = 1500;  Ф3 = 1800;  Ф4 = 1800;  Ф5 = 2700;  Ф6 = 2700. Sai số vị trí: sai số lặp lại: ± 1 mm. Robot có khả năng hàn điểm và đường. Sử dụng phương pháp hàn Mig với dòng hàn 500A. Robot có khả năng lưu trữ tối đa 10 chương trình hoạt động. Nguồn vào: 1 pha/3 pha, AC 200V±20V, 50/60HZ. Robot 6 bậc tự do được đặc trưng bởi các khớp xoay và các khâu, bao gồm 6 khớp xoay trong đó có 3 khớp quay đồng trục giúp cho robot hoạt động hiệu quả hơn. Ngôn ngữ sử dụng của máy bao gồm cả tiếng Anh và tiếng Việt nên rất thuận tiện đối với đối tượng sử dụng là người Việt.

Ngoài ra, đề tài biên soạn các tài liệu giảng dạy môn robot công nghiệp và tài liệu kỹ thuật cho máy, gồm: 01 bộ bản vẽ thiết kế robot hàn: được thiết kế theo TCVN 8-2005; 01 bộ bản vẽ sơ đồ điều khiển: được thiết kế theo các tiêu chuẩn TCVN 1613-75 đến 1639-75; 01 bộ hồ sơ công nghệ chế tạo robot hàn (gia công các chi tiết cho các khâu robot: khâu đế, khâu 1-6): trình bày đầy đủ qui trình công nghệ chế tạo robot; 01 bộ phần mềm điều khiển và phần mềm mô phỏng động học và động lực học robot hàn 6 bậc: có độ chính xác vị trí ± 1mm theo lý thuyết tính toán; 01 tài liệu giảng dạy môn học robot hàn: tài liệu đạt chuẩn trong giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp và cao đẳng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội qui định.

- Kinh phí thực hiện:  1.470 triệu đồng

5

Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu 4D phục vụ phát triển du lịch cho huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi..

- Lĩnh vựcKhoa học kỹ thuật – công nghệ.

- Năm thực hiện: 2019-2021

- Cơ quan chủ trì:  Trường Đại học Huế

- Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Huỳnh Văn Chương.

- Mục tiêu của nhiệm vụ:

- Đánh giá được hiện trạng hạ tầng hệ thống thông tin quảng bá du lịch của huyện đảo Lý Sơn.

- Xây dựng được CSDL nền thông tin địa lý và xác định cấp độ chi tiết dữ liệu 4D của huyện đảo Lý Sơn.

- Xây dựng được CSDL 4D về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch (homestays, khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, ngân hàng …) ứng dụng kết hợp thiết bị bay không người lái (UAV) với công nghệ GIS và đo trực quan.

- Xây dựng được CSDL và sản phẩm thực tế ảo (VR) của các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, điểm tổ chức lễ hội ứng dụng công nghệ VR 360 và photogrammetry nhằm phục vụ mục đích quảng bá thông tin và thúc đẩy phát triển du lịch huyện đảo Lý Sơn.

- Chuyển giao, tổ chức tập huấn hướng dẫn quản lý và khai thác CSDL 4D phục vụ quản lý và phát triển du lịch tại địa phương cho các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Kết quả thực hiện:

Đề tài đã đánh giá được hiện trạng các kênh quảng bá du lịch của huyện đảo; xây dựng CSDL nền thông tin địa lý xác định cấp độ chi tiết dữ liệu 4D; xây dựng CSDL về lưu trú gồm 125 cơ sở với 60 homestay, 54 nhà nghỉ, 17 khách sạn và 04 nhà trọ; 52 cơ sở dịch vụ thiết yếu như ăn uống, nhà hàng, quán cà phê…; xây dựng CSDL và các sản phẩm thực tế ảo (VR) của các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh các điểm tổ chức lễ hội tại huyện đảo Lý Sơn với 04 loại chính gồm: lễ hội tín ngưỡng nghề nghiệp, tín ngưỡng tâm linh, lễ hội cúng tế các vị có công với làng, nước, lễ hội văn hóa du lịch; hoàn thành chương trình ứng dụng “KHÁM PHÁ LÝ SƠN” cho điện thoại thông minh trên 2 nền tảng Android và iOS; tổ chức tập huấn cho 25 cán bộ, chuyên viên của các phòng, ban liên quan về kỹ thuật quản lý CSDL 4D và quản trị app ứng dụng; tập huấn khai thác CSDL 4D trên nền app ứng dụng cho 50 người là đại diện của các chủ cơ sở lưu trú, cơ sở dịch vụ ăn uống trên địa bàn huyện đảo Lý Sơn.

- Kinh phí thực hiện:  1.440 triệu đồng

6

Đề tài: Điều tra, đánh giá nguồn lợi và đề xuất giải pháp bảo vệ, phát triển và khai thác bền vững nhum sọ ở tỉnh Quảng Ngãi.

- Lĩnh vựcNông nghiệp.

- Năm thực hiện: 2020-2022

- Cơ quan chủ trì:  Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Lý Sơn.

- Đồng chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Phi Uy Vũ - KS. Phạm Văn Tuấn.

- Mục tiêu của nhiệm vụ:

Điều tra, đánh giá nguồn lợi, đặc điểm sinh trưởng phát triển và hiện trạng khai thác Nhum sọ tại tỉnh Quảng Ngãi.

Quy hoạch vùng bảo vệ Nhum sọ tại tỉnh Quảng Ngãi.

Xây dựng mô hình nuôi Nhum sọ và hướng dẫn kỹ thuật nuôi Nhum sọ tại vùng biển tỉnh Quảng Ngãi.

Đề xuất giải pháp bảo vệ, phát triển và khai thác bền vững nguồn lợi Nhum sọ tại vùng biển tỉnh Quảng Ngãi.

- Kết quả thực hiện:

Đề tài đã thiết lập mô hình nuôi Nhum sọ thử nghiệm tại khu vực thôn Đông, An Hải, huyện Lý Sơn. Sử dụng giàn bè có treo các lồng nuôi bằng lưới cước nilon để thực hiện mô hình. Mật độ Nhum sọ được lựa chọn cho mô hình 80 – 100 con/m³ đối với lồng nuôi. Thức ăn chủ yếu là Rong mơ, rong sụn, rong câu, chỉ vàng, trứng chuồng. Tỷ lệ sống đạt 86%, đường kính vỏ trung bình đạt 84,4mm, trọng lượng trung bình đạt 115,3g/con; Thu hoạch 116 kg Nhum sọ thương phẩm. Tổng hợp qui trình và hướng dẫn kỹ thuật nuôi Nhum sọ, tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật nuôi Nhum sọ cho người dân ở đảo Lý Sơn.

Đề xuất các giải pháp bảo vệ, phát triển và khai thác bền vững Nhum sọ tại vùng biển tỉnh Quảng Ngãi gồm: Giải pháp về kỹ thuật, giải pháp về quản lý và giải pháp về cộng đồng. Trong đó, chú ý việc quản lý vùng bảo vệ và hạn chế khai thác Nhum sọ trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 đối với các vùng hạn chế khai thác và vùng bảo vệ, kích thước khai thác có đường kính vỏ lớn hơn 65mm.

- Kinh phí thực hiện:  1.610 triệu đồng

7

Dự án: Thực nghiệm mô hình chế biến mực xà (Sthenoteuthis oualaniensis) tại Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

- Lĩnh vựcNông nghiệp.

- Năm thực hiện: 2020-2022

- Cơ quan chủ trì:  Công ty TNHH SUPER Trường Phát Minh Quang.

- Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đỗ Ngọc Vinh

- Mục tiêu của nhiệm vụ:

- Hình thành chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp và ngư dân về khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo hướng bền vững.

- Xây dựng và chuyển giao thành công kỹ thuật sơ chế và bảo quản mực xà trên tàu khai thác xa bờ cho ngư dân.

- Xây dựng và ứng dụng kỹ thuật chế biến thực phẩm từ mực xà vào sản xuất 4 loại thực phẩm với quy mô hàng hóa (quy mô sản phẩm trong kỳ dự án: 12.480 kg chà bông mực; 12.480 kg chả mực quế; 12.480 kg xúc xích mực; 12.480 kg mực nhồi quế), đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, đủ điều kiện lưu thông trên thị trường trong nước và là tiền đề cho xuất khẩu.

- Kết quả thực hiện:

Thực hiện mô hình sơ chế, bảo quản mực xà trên tàu khai thác với sản lượng đạt 14.997 kg mực khô, 52.533 kg mực tươi; mô hình chế biến thực phẩm từ mực xà với công suất 320 kg sản phẩm/ngày; mô hình tiêu thụ thực phẩm từ mực xà. Dự án cho ra sản phẩm là 12.720 kg chả mực quế, 12.640 kg chà bông mực, 12.480 kg xúc xích mực quế, 10.450 kg mực nhồi quế, được bao gói, đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm.

- Kinh phí thực hiện:  1.049 triệu đồng

8

Đề tài: Điều tra đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất lúa, gạo và một số loại rau chủ yếu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

- Lĩnh vựcNông nghiệp.

- Năm thực hiện: 2020-2022

- Cơ quan chủ trì:  Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ khoa học công nghệ .

- Đồng chủ nhiệm đề tài: Th.S.Trần Thị Cẩm Vân -Th.S.Nguyễn Thế Vĩnh.

- Mục tiêu của nhiệm vụ:

- Đánh giá đúng thực trạng sử dụng thuốc BVTV và mức độ ô nhiễm dư  lượng thuốc BVTV trên lúa, gạo và một số loại rau chủ yếu trên địa bàn tỉnh.

- Đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm thuốc BVTV trong sản phẩm lúa, gạo, rau chủ yếu trên địa bàn tỉnh, hướng đến phát triển sản phẩm nông sản an toàn, đảm bảo sức khỏe cho con người và môi trường.

- Đánh giá được tính khả thi của giải pháp đề xuất.

- Kết quả thực hiện:

Đề tài đã điều tra, nghiên cứu, đưa ra được số liệu cụ thể, đầy đủ, chính xác về thực trạng sử dụng và mức độ ô nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm lúa, gạo và một số loại rau chủ yếu trên địa bàn tỉnh. Xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật theo hướng an toàn sinh học trong canh tác lúa, dưa leo, bắp cải, rau cải. Bên cạnh đó, cơ quan chủ trì, chủ nhiệm đề tài đã phối hợp cùng với các cơ quan, đơn vị, địa phương nơi triển khai thực hiện đề tài mở 12 lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân với 600 người tham gia; xây dựng 4 mô hình trình diễn sản xuất lúa và rau theo hướng an toàn sinh học; tổ chức các hội nghị đầu bờ, tham quan mô hình, thảo luận phương án nhân rộng mô hình vào trong sản xuất

- Kinh phí thực hiện:  1.345,8 triệu đồng

 

II

CẤP CƠ SỞ

1

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

- Năm thực hiện: 2021-2022

- Cơ quan chủ trì:  Phòng QLCN&CN (SỞ KH&CN).

- Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phan Thị Cẩm Vân

- Mục tiêu của nhiệm vụ:

+ Đánh giá thực trạng HSTKNĐMST tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016-2020.

+ Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về HSTKNĐMST tỉnh Quảng Ngãi.

+ Đề xuất được các giải pháp phù hợp nhằm để phát triển HSTKNĐMST tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

+ Cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn để tham mưu cho lãnh đạo tỉnh ban hành chủ trương, nghị quyết, cơ chế chính sách thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ĐMST phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.

- Kết quả thực hiện:

+ Đã phân tích đánh giá thực trạng HSTKNĐMST của tỉnh Quảng Ngãi. Đồng thời, đề tài cũng đánh giá cảm nhận của các DN về mức độ hài lòng, mức độ nhận thức và động cơ tham gia vào HSTKNĐMST của tỉnh Quảng Ngãi. Những đánh giá về thực trạng này là cơ sở thực tiễn để xây dựng hệ thống các giải pháp có ý nghĩa ứng dụng cao

+ Đã đề xuất 6 nhóm giải pháp gắn liền với thực trạng HSTKNĐMST tỉnh Quảng Ngãi. Các giải pháp chủ yếu bao gồm: (1) Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức và phát triển văn hóa khởi nghiệp ĐMST; (2) Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách thúc đẩy HSTKNĐMST; (3) Nhóm giải pháp phát triển hệ thống hỗ trợ cho khởi nghiệp ĐMST; (4) Giải pháp phát triển nguồn nhân lực; (5) Giải pháp huy động các nguồn vốn và tài chính hỗ trợ cho khởi nghiệp ĐMST và (6) Giải pháp về thị trường.

- Kinh phí thực hiện:  166 triệu đồng

- Lĩnh vựcKhoa học xã hội

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1126

Tổng số lượt xem: 4245793