Truy cập nội dung luôn

Nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ độc lập cấp Quốc gia

30/06/2023 15:04    292

Quang cảnh buổi nghiệm thu đề tài.

Chiều ngày 29/6, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức đánh giá, nghiệm thu tại địa phương kết quả thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khoa học và công nghệ phát triển sắn bền vững tại tỉnh Quảng Ngãi và vùng phụ cạn” do Viện Thổ nhưỡng Nông hóa chủ trì thực hiện, TS. Nguyễn Duy Phương làm chủ nhiệm. TS. Hồ Huy Cường, Viện trưởng Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ - Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.

TS. Hồ Huy Cường, Viện trưởng Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ - Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.

TS. Hồ Huy Cường, Viện trưởng Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ - Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.

Mục tiêu của đề tài là đề xuất được giải pháp khoa học và công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất sắn và ổn định độ phì nhiêu đất.

Đề tài đã thực hiện các nội dung như nghiên cứu xác định nguyên nhân suy giảm năng suất, chất lượng sắn tại tỉnh Quảng Ngãi và vùng phụ cận; nghiên cứu xác định các giải pháp khoa học công nghệ hạn chế suy giảm năng suất và phát triển bền vững sắn tại tỉnh Quảng Ngãi và vùng phụ cận; nghiên cứu xây dựng quy trình canh tác sắn bền vững cho các vùng sinh thái khác nhau (3 tiểu vùng sinh thái); xây dựng mô hình canh tác tổng hợp cho phát triển cây sắn bền vững tại tỉnh Quảng Ngãi và vùng phụ cận.

TS. Nguyễn Duy Phương chủ nhiệm đề tài báo cáo kết quả thực hiện.

TS. Nguyễn Duy Phương chủ nhiệm đề tài báo cáo kết quả thực hiện.

Theo báo cáo, kết quả nghiên cứu cho thấy ở giai đoạn hiện nay giống sắn bị nhiễm bệnh khảm lá lây từ vụ trước sang vụ sau là nguyên nhân chính dẫn đến năng suất sắn bị giảm từ 16,1%-27,8% năng suất và hàm lượng tinh bột trong củ; bón phân không đủ và không cân đối dẫn đến năng suất sắn của tỉnh Quảng Ngãi thấp và không đồng đều giữa các vùng trồng. Năng suất chênh lệnh giữa các nhóm hộ đầu tư phân bón thấp (41,6% -54,3%) so với năng suất của những hộ đầu tư phân bón ở mức cao.

Độ phì nhiêu của đất thấp, đất trồng sắn chua, nghèo hữu cơ, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất đều thấp. Lượng các chất dinh dưỡng đa lượng có trong đất chỉ cung cấp được 29,0-40,0% đạm, 28,2-35,6% lân và kali 17,4-22,0% so với nhu cầu của cây sắn.

Đề tài đề xuất các giải pháp khoa học và công nghệ hạn chế suy giảm năng suất và phát triển bền vững sắn tại tỉnh Quảng Ngãi và vùng phụ cận như: Sử dụng giống sạch bệnh là yếu tố tiên quyết để duy trì năng suất sắn; hai giống có tiềm năng năng suất cao là giống KM94 và HL- S14 sạch bệnh cho năng suất từ 28-33 tấn/ha, hàm lượng tinh bột đạt >28% (tùy theo mức phân bón đầu tư). Bên cạnh đó hai giống mới có tính kháng bệnh khảm là giống HN1 và HN5 là hai giống có triển vọng để đưa vào thay thế trong sản xuất, năng suất đạt từ 26,0-34,7 tấn/ha hàm lượng tinh bột đạt 24,5-27,5%.

Thành viên Hội đồng tham giá phản biện kết quả thực hiện đề tài.

Thành viên Hội đồng tham gia phản biện kết quả thực hiện đề tài.

Các giải pháp bảo vệ thực vật cần phải được quan tâm, trong đó hạn chế cỏ dại nên dùng loại thuốc Combrase 24EC đối với cỏ hòa thảo; thuốc Fuquy 150EC đói cỏ lá rộng. Để hạn chế tác hại của bọ phấn trắng gây bệnh khảm lá sắn trên đồng nên sử dụng các loại thuốc Imida 20sl và thuốc Actara 25WP được xem là có hiệu lực phòng trừ cao trên đồng ruộng. Đối với nhệ đỏ hại sắn cần sử dụng các loại thuốc Kyodo 25SC hoặc Ortus 5SC để phun khi mật độ nhện đỏ xuất hiện đến ngưỡng gây hại. Để hạn chế bệnh thối củ sắn cần sử dụng các chế phẩm sinh học Trico DHCT với liều dùng 50 kg/ha và SH-BV1 (SH-Lifu): 300 kg/ha.

Đề tài đã hoàn thiện được 03 quy trình canh tác sắn bền vững cho 03 vùng miền núi, trung du, đồng bằng của tỉnh Quảng Ngãi với các thông tin ngắn gọn, rõ ràng người dân có thể áp dụng vào thực tiễn sản xuất.

Phó Chủ tích Thường trực Hội liên hiệp KHKT tỉnh Huỳnh Văn Tố tham gia thảo luận.

Ông Huỳnh Văn Tố, Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các Hội  KHKT tỉnh  tham gia thảo luận tại buổi nghiệm thu đề tài.

Bênh cạnh đó, đề tài đã áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật bao gồm đưa các giống sạch bệnh, các giống có tính kháng bệnh khảm lá, áp dụng bộ công thức phân bón chuyên dùng kết hợp với phân hữu cơ và vùi phế phụ phẩm cây trồng xen và các biện pháp bảo vệ thực vật vào xây dựng mô hình canh tác sắn bền vững ở 03 vùng sinh thái của tỉnh Quảng Ngãi và 02 vùng phụ cận (tỉnh Quảng Nam và Bình Định) với tổng diện tích 23,2 ha. Năng suất của các giống KM94 sạch bệnh và HL-S14 đều cho năng suất đạt từ 27-33 tấn/ha, hàm lượng tinh bột đạt trên 28%-29,5%, năng suất cao hơn cao hơn 25% và hiệu quả kinh tế cao hơn 20% so với thực tế sản xuất của nông dân.

Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, Phó chủ tịch Hội đồng phát biểu ý kiến.

Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, Phó Chủ tịch Hội đồng phát biểu ý kiến.

Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao các nội dung của đề tài đã thực hiện trong giai đoạn khó khăn, phức tạp do diễn biến của dịch Covid 19; kết quả nghiên cứu, đánh giá của đề tài là cơ sở khoa học để hoàn thiện các quy trình hướng dẫn kỹ thuật trồng và phát triển cây sắn bền vững tại tỉnh Quảng Ngãi và vùng phụ cận.

Ông Nguyễn Văn Thành, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở KH&CN phát biểu ý kiến tại cuộc họp.

Ông Nguyễn Văn Thành, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở KH&CN phát biểu ý kiến tại cuộc họp.

Với kết quả đạt được, Đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu với kết quả đánh giá Đạt. Đồng thời, Chủ tịch hội đồng đề nghị cơ quan chủ trì, chủ nhiệm đề tài tiếp thu ý kiến và chỉnh sửa theo góp ý của các thành viên Hội đồng nghiệm thu để hoàn thiện hồ sơ của nhiệm vụ trình Bộ Khoa học và Công nghệ nghiệm thu cấp Quốc gia.

Nguyễn Bình

Tin liên quan

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1382

Tổng số lượt xem: 4258057