Truy cập nội dung luôn

Họp Hội đồng thẩm định công nghệ dự án Trường Chính trị (giai đoạn 2)

26/09/2023 10:20    161

Phó Giám đốc Sở KH&CN Trần Công Hòa chủ trì buổi làm việc.

Sáng ngày 26/9, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức họp Hội đồng thẩm định công nghệ dự án Trường Chính trị (giai đoạn 2) do Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng các công trình Dân dụng và Công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi làm chủ đầu tư, Phó Giám đốc Sở KH&CN Trần Công Hòa chủ trì buổi làm việc.

Dự án Trường Chính trị (giai đoạn 2), thuộc hạng mục Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, công suất 60 m3/ngày.đêm với mục tiêu là nhằm đáp ứng yêu cầu xử lý nước thải sinh hoạt cho Trường Chính trị tỉnh, giảm thiểu ô nhiễm và các tác động của nước thải đến môi trường xung quanh, với công suất 60 (m3/ngày.đêm).

Vị trí thi công Dự án Trường Chính Trị tỉnh trong khuôn viên khu đất hiện có của Trường Chính trị tỉnh tại số 167/1 Hùng Vương, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi; phía Đông giáp đường nhựa hiện hữu (đường nối đường Hùng Vương – Nguyễn Tự Tân); phía Tây đường nhựa hiện hữu; phía Nam giáp Nhà văn hóa lao động Tỉnh; phía Bắc giáp nhà dân.

Đại diện chủ đầu tư báo cáo thuyết minh đề cương dự án.

Đại diện chủ đầu tư báo cáo thuyết minh đề cương dự án.

Chủ đầu tư đề xuất công nghệ xử lý nước thải với 03 phương án gồm:

Phương án 1: Công nghệ MBBR

Ưu điểm: Tiết kiệm diện tích hơn Aerotank truyền thống; mật độ vi sinh trên đơn vị thể tích cao hơn so với hệ thống xử lý bằng phương pháp bùn hoạt tính truyền thống; phân bố vi sinh đồng đều hơn trong bể xử lý; tăng diện tích tiếp xúc giữa vi sinh và nước thải; nước thải sau xử lý có chất lượng BOD, COD thấp; dễ áp dụng với các bể đang xử lý hiện hữu.

Nhược điểm: Cần các công trình lắng phía sau MBBR; chất lượng nước có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.

Sơ đồ xử lý công nghệ.

Sơ đồ xử lý công nghệ.

Phương án 2: Công nghệ MBR

Ưu điểm: Tiết kiệm diện tích, mặt bằng, chi phí xây dựng; quá trình vận hành mang tính tự động hóa; nước thải sau xử lý có BOD, COD thấp; dễ tăng công suất khi mở rộng quy mô bằng cách tăng nồng độ bùn và diện tích màng lọc; không cần bể lắng, lọc.

Nhược điểm: Chi phí đầu tư ban đầu cho thiết bị rất cao; phải sử dụng hóa chất để làm sạch màng (khoảng 6 – 12 tháng, tùy vào tính chất nước thải); và thay thế màng lọc khi không đảm bảo được lưu lượng xử lý; cần nhân công vận hành am hiểu về kỹ thuật để vận hành hệ thống màng MB; không hoạt động tốt đối với nước thải có dầu mỡ.

Phương án 3: Công nghệ SBR

Ưu điểm: Tiết kiệm diện tích do không cần xây dựng bể lắng; xử lý tốt các chất hữu cơ; không cần bơm để tuần hoàn bùn; có thể hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn sợi thông qua việc điều chỉnh tỉ số F/M và thời gian thổi khí trong quá trình làm đầy.

Nhược điểm: Vận hành phức tạp; yêu cầu người vận hành phải có trình độ; lập trình hệ thống điều khiển tự động khó khăn; hệ thống thổi khí dễ bị tắc do bùn.

Đánh giá ưu, nhược điểm giữa các phương án, Chủ đầu tư lựa chọn phương án 1 Công nghệ MBBR là công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt cho dự án Trường Chính trị (giai đoạn 2).

Đại biểu trao đổi, thảo luận đánh giá thẩm định dự án.

Đại biểu trao đổi, thảo luận đánh giá thẩm định dự án.

 

Qua thuyết minh quy trình công nghệ do chủ đầu tư đề suất, Hội đồng tư vấn đã thảo luận, trao đổi và thống nhất phương án công nghệ MBBR để xử lý nước thải sinh hoạt cho dự án Trường Chính trị (giai đoạn 2). Đồng thời đề nghị chủ đầu tư, đơn vị tư vấn chỉnh sửa, bổ sung và tính toán làm rõ các chỉ tiêu, thông số lưu lượng nước thải đầu vào và thoát nước sau khi đã xử lý; bổ sung đơn vị có năng lực để vận hành hệ thống; trích dẫn nguồn gốc thông số quan trắc môi trường; quy trình vận hành hệ thống rõ ràng, dễ hiểu….

 

Nguyễn Bình

Tin liên quan

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1930

Tổng số lượt xem: 4294515